Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4685 : 1989

HUYẾT ÁP KẾ - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Manometers for measuring blood pressure (Sphygmomanometers) - Methods and means of verification

Lời nói đầu

TCVN 4685 : 1989 do Trung tâm Đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

HUYẾT ÁP KẾ - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Manometers for measuring blood pressure (Sphygmomanometers) - Methods and means of verification

Tiêu chuẩn này quy định quy trình kiểm định ban đầu và kiểm định định kỳ huyết áp kế loại thủy ngân và lò xo hộp có giới hạn đo từ không đến 300 Tor hay milimét thủy ngân hoặc từ không đến 400 milibar.

1. Các phép kiểm định

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định sau đây:

1.1. Kiểm tra bề ngoài (xem mục 4.1)

1.2. Kiểm tra kỹ thuật (xem mục 4.2)

1.3. Kiểm tra đo lường (xem mục 4.3)

2. Phương tiện kiểm định

2.1. Chuẩn

2.1.1. Huyết áp kế pittông chuẩn cấp không 0,2 có phạm vi đo từ 0 đến 300 Tor hay milimét thủy ngân, tương ứng với phạm vi đo từ không đến 400 milibar hoặc:

2.1.2. Áp kế chất lỏng hoặc áp kế lò xo mẫu cấp không phẩy năm (0,5) có phạm vi đo tương ứng ở 2.1.1.

2.2. Phương tiện đo phụ và thiết bị đo phụ

2.2.1. Đồng hồ bấm giây có giá trị vạch chia không lớn hơn không phẩy hai (0,2) giây;

2.2.2. ống nối, bao khí, van xả, quả bóp cao su (khí dùng áp kế chất lỏng làm chuẩn).

2.2.3. Thước cặp một phần mười milimét (1/10 mm).

3. Điều kiện kiểm định và chuẩn bị kiểm định

3.1. Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

3.1.1. Môi trường kiểm tra

Môi trường kiểm tra của các huyết áp kế thủy ngân phải đảm bảo nhiệt độ (23 ± 5) độ, phải thoáng khí, không có bụi, không bị đốt nóng từ một phía; không có chấn động va chạm, nếu có thì độ rung động không vượt quá một phần mười (1/10) khoảng cách giữa hai vạch chia ngắn nhất. Độ ẩm tương đối của không khí không vượt quá 80 %.

3.1.2. Môi trường truyền áp suất

Môi trường truyền áp suất là không khí

3.2. Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

3.2.1. Dụng cụ chuẩn và dụng cụ cần kiểm tra phải để trong phòng kiểm định một thời gian nhất định cho đến khi chúng đạt được nhiệt độ môi trường quy định ở mục 3.1.1.

3.2.2. Kiểm tra chất lỏng làm việc trong dụng cụ chuẩn và dụng cụ cần kiểm.

3.2.3. Chuẩn bị ống cao su và van ba ngả.

3.2.4. Lắp dụng cụ cần kiểm vào vị trí làm việc, cho hoạt động thử để kiểm tra khả năng làm việc của dụng cụ.

4. Tiến hành kiểm định

4.1. Kiểm tra bề ngoài

Phải kiểm tra bề ngoài theo các yêu cầu sau đây:

4.1.1. Huyết áp kế cần kiểm phải ở tình trạng hoạt động tốt, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng bao gồm thân huyết áp kế, ống nối, bao khí, van xả, van ba ngả (còn gọi là van

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4685:1989 về Huyết áp kế - Quy trình kiểm định

  • Số hiệu: TCVN4685:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1989
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản