Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4358:2021

VÁN LẠNG

Sliced veneer

Lời nói đầu

TCVN 4358: 2021 thay thế TCVN 4358: 1986.

TCVN 4358: 2021 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

 

VÁN LẠNG

Sliced veneer

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho ván lạng gỗ tự nhiên.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu việc dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu việc dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7790-1: 2007 (ISO 2859 -1:1999), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính. Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô;

TCVN 8932: 2013 (ISO 2301: 1973), Gỗ xẻ cây lá rộng - Khuyết tật - Phương pháp đo;

TCVN 10574: 2014 (ISO 18775: 2008), Ván mỏng - Thuật ngữ và định nghĩa, xác định đặc tính vật lý và dung sai;

TCVN 11903: 2017 (ISO 16999: 2003), Ván gỗ nhân tạo - Lấy mẫu và cắt mẫu thử;

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Ván lạng (Sliced veneer)

Tấm ván mỏng được tạo ra bằng phương pháp lạng.

3.2

Ván lạng xuyên tâm (Radial sliced veneer)

Ván lạng được tạo ra bởi phương pháp lạng song song với trục dọc của thân cây và phương vuông góc với vòng năm.

Theo đặc tính vòng năm, trên mặt cắt dọc theo chiều dọc thớ gỗ, các đường vòng năm ở dạng các đường thẳng song song với nhau.

Theo đặc tính tia gỗ, trên ít nhất ¾ diện tích bề mặt ván lạng, tia gỗ ở dạng các vết đậm hơn hoặc nhạt hơn phần gỗ xung quanh và vuông góc với chiều dọc thớ gỗ.

3.3

Ván lạng tiếp tuyến (Tangential sliced veneer)

Ván lạng được tạo bởi phương pháp lạng song song với trục dọc của thân cây và phương tiếp tuyến với vòng năm.

Theo đặc tính vòng năm, trên bề mặt ván lạng các đường vòng năm có dạng hình chữ V hay các đường cong.

Theo đặc tính tía gỗ, trên bề mặt ván lạng các tia gỗ ở dạng dạng các vết đậm hơn hoặc nhạt hơn phần gỗ xung quanh và nằm dọc theo chiều dọc thớ gỗ.

3.4

Ván lạng bán xuyên tâm (Semi-radial sliced veneer)

Theo đặc tính vòng năm, trên bề mặt ván lạng có ít nhất diện tích 3/4 bề mặt ván là các đường vòng năm ở dạng các đường thẳng song song với nhau.

Theo đặc tính tia gỗ, trên bề mặt ván lạng có trên ít nhất 1/2 diện tích bề mặt ván là tia gỗ ở dạng các vết đậm hơn hoặc nhạt hơn phần gỗ xung quanh, nằm nghiêng hoặc nằm dọc so với chiều dọc thớ gỗ.

3.5

Màu sắc ván lạng không đều (Uneven colour)

Hiện tượng không đồng đều về màu sắc giữa gỗ giác và gỗ lõi, gỗ ruột và phần gỗ xung quanh trên bề mặt ván lạng xảy ra trong quá trình bảo quản, lưu trữ gỗ lạng và ván lạng.

3.6

Lỗ và đường hang (Worm (or borer) holes, worm channels)

Các loại lỗ hoặc rãnh trong gỗ do côn trùng tạo thành.

3.7

Vết dao, vết lạng (Slicing marks)

Vết hằn, vết lõm trên bề mặt ván lạng do lạng, thường biến mất sau k

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4358:2021 về Ván lạng

  • Số hiệu: TCVN4358:2021
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2021
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản