TÀI LIỆU THIẾT KẾ - QUY TẮC LẬP BẢN VẼ KHUÔN ĐÚC VÀ VẬT ĐÚC
Rules for making elements of mould and casting
Lời nói đầu
TCVN 3747 : 1983 do Bộ môn hình học họa hình và vẽ kỹ thuật khoa chế tạo máy trường Đại học Bách Khoa Hà Nội biên soạn. Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TÀI LIỆU THIẾT KẾ - QUY TẮC LẬP BẢN VẼ KHUÔN ĐÚC VÀ VẬT ĐÚC
Rules for making elements of mould and casting
1. Quy tắc lập bản vẽ khuôn đúc
1.1. Bản vẽ các phần tử khuôn đúc được lập dựa trên cơ sở các bản sao của bản vẽ chi tiết và được vẽ bằng màu đen, trường hợp cần thiết cho vẽ bằng màu sắc khác.
1.2. Tên các phần tử khuôn đúc đặt ở khung tên bản vẽ.
1.3. Ký hiệu mặt phẳng mẫu, phân khuôn và vị trí vật đúc khi rót.
1.3.1. Mặt phân mẫu và phân khuôn vẽ bằng nét cơ bản gãy khúc và được ký hiệu bằng chữ Mp.
Hướng của mặt phân đó được biểu diễn bằng nét cơ bản vẽ vuông góc với đường phân khuôn và có mũi tên chỉ hướng (Hình 1 và Hình 2).
Hình 1 | Hình 2 |
1.3.2. Khi dùng mẫu nguyên thì chỉ ghi mặt phân khuôn bằng chữ M (Hình 3 và 4)
Hình 3 | Hình 4 |
1.3.3. Đối với những vật đúc phức tạp mặt phân mẫu và mặt phân khuôn phải được thể hiện bằng một số hình chiếu đủ để xác định chúng.
1.3.4. Khi có nhiều mặt phân mẫu và phân khuôn thì mỗi mặt được vẽ riêng (Hình 5)
1.3.5. Vị trí vật đúc trong khuôn khi rót được ký hiệu bằng chữ T (ở trên) chữ D (ở dưới). Các chữ đó được viết trên mũi tên chỉ hướng của mặt phân (Hình 1 ÷ 5).
1.3.6. Nếu vật đúc ở vị trí nằm ngang nhưng rót ở vị trí thẳng đứng thì chữ T và D của vật đúc không ghi ở mũi tên của mặt phân, còn song song với hướng rót vẽ bằng nét cơ bản giới hạn bằng mũi tên và kèm theo chữ T và D (Hình 5)
1.4. Biểu diễn lượng dư gia công.
1.4.1. Lượng dư gia công cơ được vẽ bằng nét liền mảnh.
1.4.2. Trị số lượng dư gia công cơ được ghi bằng số trước ký hiệu độ nhám bề mặt của chi tiết, trước giá trị của độ dốc và trước các kích thước đúc (Hình 6).
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1809:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo thanh răng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1810:1976 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo trục vít trụ và bánh vít
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3744:1983 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc lập bản vẽ khuôn dập các tấm mỏng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3746:1983 về Tài liệu thiết kế - Biểu diễn và ký hiệu quy ước các mối ghép bằng hàn
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1809:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo thanh răng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1810:1976 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo trục vít trụ và bánh vít
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3744:1983 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc lập bản vẽ khuôn dập các tấm mỏng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3746:1983 về Tài liệu thiết kế - Biểu diễn và ký hiệu quy ước các mối ghép bằng hàn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3747:1983 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc lập bản vẽ khuôn đúc và vật đúc
- Số hiệu: TCVN3747:1983
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1983
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực