Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2096-4:2015

ISO 9117-4:2012

SƠN VÀ VECNI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ KHÔ VÀ THỜI GIAN KHÔ - PHẦN 4: PHÉP THỬ DÙNG MÁY GHI CƠ HỌC

Paints and varnishes - Drying tests - Part 4: Test using a mechanical recorder

Lời nói đầu

TCVN 2096-4:2015 hoàn toàn tương đương ISO 9117-4:2012.

TCVN 2096-4:2015 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 2096 (ISO 9117) Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 2096-1 (ISO 9117-1:2009) Phần 1: Xác định trạng thái khô hoàn toàn và thời gian khô hoàn toàn;

- TCVN 2096-2 (ISO 9117-2:2010) Phần 2: Thử nghiệm áp lực đối với khả năng xếp chồng;

- TCVN 2096-3 (ISO 9117-3:2010) Phần 3: Xác định thời gian khô bề mặt dùng hạt ballotini;

- TCVN 2096-4 (ISO 9117-4:2012) Phần 4: Phép thử dùng máy ghi cơ học;

- TCVN 2096-5 (ISO 9117-5:2012) Phần 5: Phép thử Bandow-Wolff cải biến;

- TCVN 2096-6 (ISO 9117-6:2012) Phần 6: Xác định trạng thái không vết.

Lời giới thiệu

Thời gian khô của lớp phủ có ý nghĩa để xác định thời điểm một căn phòng, sàn hay cầu thang được sơn mới có thể được đưa vào sử dụng, hoặc khi một vật thể được sơn mới có thể cầm hay đóng gói được. Lớp phủ khô chậm có thể khiến lớp phủ bị bám bụi hoặc hơi ẩm gây ra bề mặt không đồng đều.

Phương pháp trong tiêu chuẩn này dùng máy ghi cơ học để xác định các giai đoạn khô hoặc đóng rắn trong quá trình tạo lớp phủ khô của lớp phủ hữu cơ nhằm so sánh các loại lớp phủ, thay đổi thành phần hoặc khi thay đổi cả hai. Để đánh giá định lượng độ khô nên sử dụng máy ghi cơ học theo các điều kiện môi trường được kiểm soát. Việc sử dụng máy ghi cơ học cũng mang đến một phương pháp xác định đặc tính khô của lớp phủ, trong khi đặc tính này không thể được xác định trong 8 h quy định của ngày làm việc.

Phương pháp này hữu ích khi so sánh diễn biến trong quá trình khô của những lớp phủ cùng loại. Việc xác định thời gian khô thực tế được tiến hành theo quy trình quy định trong TCVN 2096-1 (ISO 9117-1) hoặc TCVN 2096-3 (ISO 9117-3).

 

SƠN VÀ VECNI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Đ KHÔ VÀ THỜI GIAN KHÔ - PHẦN 4: PHÉP THỬ DÙNG MÁY GHI HỌC

Paints and varnishes - Drying tests - Part 4: Test using a mechanical recorder

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định thời gian thực hiện để đạt được các giai đoạn khô khác nhau của lớp phủ hữu cơ bằng cách sử dụng máy ghi đường thẳng hoặc đường tròn xác định thời gian khô. Việc sử dụng máy ghi cơ học có giá trị để so sánh đặc tính khô của các lớp phủ cùng loại, khi một lớp phủ có thể tạo thành gel ở tốc độ nhanh hơn hay có độ bền cào xước cao hơn lớp phủ khác. Phương pháp này nhằm mô phỏng điều kiện tồn tại khi các vật thể đã phủ sơn xếp chồng lên nhau.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu;

TCVN 5668 (ISO 3270), Sơn, vecni và nguyên liệu của chúng - Nhiệt độ và độ ẩm để điều hòa và thử nghiệm;

TCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu th;

TCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni - Tấm chuẩn để thử;

TCVN 9760 (ISO 2808), Sơn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2096-4:2015 (ISO 9117-4:2012) về Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 4: Phép thử dùng máy ghi cơ học

  • Số hiệu: TCVN2096-4:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản