Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12005-6:2017

ISO 4628-6:2011

SƠN VÀ VECNI - ĐÁNH GIÁ SỰ SUY BIẾN CỦA LỚP PHỦ - KÝ HIỆU SỐ LƯỢNG, KÍCH CỠ CỦA KHUYẾT TẬT VÀ MỨC BIẾN ĐỔI ĐỒNG NHẤT VỀ NGOẠI QUAN - PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHẤN HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP BĂNG DÍNH

Paints and varnishes - Evaluation of degradation of coatings - Designation of quantity and size of defects, and of intensity of uniform changes in appearance - Part 6: Assessment of degree of chalking by tape method

Lời nói đầu

TCVN 12005-6:2017 hoàn toàn tương đương ISO 4628-6:2011.

TCVN 12005-6:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12005 (ISO 4628), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12005-1:2017 (ISO 4628-1:2016), Phần 1: Giới thiệu chung và hệ thống ký hiệu

- TCVN 12005-2:2017 (ISO 4628-2:2016), Phần 2: Đánh giá độ phồng rộp

- TCVN 12005-3:2017 (ISO 4628-3:2016), Phần 3: Đánh giá độ gỉ

- TCVN 12005-4:2017 (ISO 4628-4:2016), Phần 4: Đánh giá độ rạn nứt

- TCVN 12005-5:2017 (ISO 4628-5:2016), Phần 5: Đánh giá độ bong tróc

- TCVN 12005-6:2017 (ISO 4628-6:2011), Phần 6: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính

- TCVN 12005-7:2017 (ISO 4628-7:2016), Phần 7: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp vải nhung

- TCVN 12005-8:2017 (ISO 4628-8:2012), Phần 8: Đánh giá độ tách lớp và độ ăn mòn xung quanh vết khía hoặc khuyết tật nhân tạo khác

- TCVN 12005-10:2017 (ISO 4628-10:2016), Phần 10: Đánh giá độ ăn mòn dạng sợi

 

SƠN VÀ VECNI - ĐÁNH GIÁ SỰ SUY BIẾN CỦA LỚP PHỦ - KÝ HIỆU SỐ LƯỢNG, KÍCH CỠ CỦA KHUYẾT TẬT VÀ MỨC BIẾN ĐỔI ĐỒNG NHẤT VỀ NGOẠI QUAN - PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHẤN HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP BĂNG DÍNH

Paints and varnishes - Evaluation of degradation of coatings - Designation of quantity and size of defects, and of intensity of uniform changes in appearance - Part 6: Assessment of degree of chalking by tape method

QUAN TRỌNG: Để đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính, cần sử dụng các chuẩn hình ảnh đối chứng trong tiêu chuẩn này. Do thực tế là các bản sao điện tử của các tiêu chuẩn này bị thay đổi khi xem trên màn hình hoặc được in ra, khi so sánh các kết quả thử nghiệm nên sử dụng các chuẩn hình ảnh có trong bản tiêu chuẩn này được cung cấp bởi cơ quan phát hành tiêu chuẩn quốc gia.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các chuẩn hình ảnh đối chứng đối với ký hiệu độ phấn hóa của các lớp phủ sơn. Tiêu chuẩn này cũng mô tả phương pháp đánh giá độ phấn hóa. Khi sử dụng phương pháp này, cần phải thận trọng để phân biệt giữa các sản phẩm suy biến thực sự và bụi bẩn bám vào, đặc biệt khi phấn hóa nhẹ.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

2.1

Phấn hóa (chalking)

Sự xuất hiện của một loại bột mịn bám không chắc trên bề mặt lớp phủ sơn, phát sinh từ sự suy biến của một hoặc nhiều thành phần sơn.

3  Nguyên tắc

Lớp phấn hóa được lấy ra khỏi lớp phủ đang thử nghiệm bằng cách sử dụng băng dính. Lớp phấn hóa bám trên băng dính được kiểm tra trên nền có độ tương phản cao (đen hoặc trắng, tùy theo nền nào cho độ tương phản cao hơn) và độ phấn hóa được đánh giá bằng cách tham chiếu với thang xếp hạng.

4  Vật liệu

4.1  Băng dính tự dính tro

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12005-6:2017 (ISO 4628-6:2011) về Sơn và vec ni – Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 6: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính

  • Số hiệu: TCVN12005-6:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản