Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 1809 : 1976
TÀI LIỆU THIẾT KẾ – QUY TẮC TRÌNH BÀY BẢN VẼ CHẾ TẠO THANH RĂNG
Unified system for design documentation – Rules of making working drawings of sprocket nacks
Lời nói đầu
TCVN 1809 : 1976 do Bộ môn chi tiết máy Trường đại học bách khoa - Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp biên soạn, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng trình duyệt, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TÀI LIỆU THIẾT KẾ − QUY TẮC TRÌNH BÀY BẢN VẼ CHẾ TẠO THANH RĂNG
Unified system for design documentation – Rules of making working drawings of sprocket nacks
1. Tiêu chuẩn này quy định quy tắc trình bày các yếu tố ăn khớp trên bản vẽ chế tạo thanh răng bằng kim loại có gia công cơ khí và ăn khớp với bánh răng than khai.
2. Bản vẽ chế tạo thanh răng phải phù hợp với những yêu cầu ghi trong các tiêu chuẩn “Tài liệu thiết kế ” và ở tiêu chuẩn này.
3. Trên bản vẽ chế tạo thanh răng cần ghi những kích thước xác định hình dáng sản phẩm, dung sai các kích thước này và độ nhẵn bề mặt. Các số liệu xác định hình dáng và độ chính xác của thanh răng không biểu diễn trên hình vẽ thì được ghi vào một bảng các thông số. Ngoài ra trên bản vẽ còn ghi điều kiện kỹ thuật và các yêu cầu khác.
4. Trên hình vẽ của bản vẽ chế tạo thanh răng cần ghi những những số liệu sau đây (Hình 1)
a) Chiều rộng b của phần cắt của thanh răng.
b) Chiều cao h của thanh răng.
c) Chiều dài phần cắt ren l của thanh răng.
d) Hướng nghiêng của thanh răng nghiêng và trị số góc nghiêng β (xem Hình 2).
e) Kích thước cạnh vát f hoặc bán kính góc lượn hình thành giữa mặt đỉnh và mặt mút của răng.
g) Độ nhẵn bề mặt cạnh răng và bề mặt đỉnh, trường hợp cần thiết ghi độ nhẵn bề mặt đáy răng (bao gồm cả đường cong chuyển tiếp).
5.Các số liệu ghi ở bảng các thông số.
5.1. Ở góc bên phải, phía trên bản vẽ chế tạo lập một bảng các thông số gồm ba phần: các số liệu cơ bản (để chế tạo ), các số liệu kiểm tra, và các số liệu tham khảo. kích thước các dòng và các cột cũng như kích thước xác định vị trí của bảng trình bày trên Hình 1.
5.2. Ít nhất bảng các thông số bao gồm các số liệu sau đây (xem Hình 1).
a) Môđun m theo TCVN 1064 : 1971 (đối với thanh răng nghiêng ghi môđun pháp mn)
b) Số răng Zt
c) Prôfin gốc theo tiêu chuẩn Nhà nước hoặc nếu dùng prôfin gốc không tiêu chuẩn thì phải vẽ hình và ghi kích thước cần thiết.
d) Cấp chính xác theo tiêu chuẩn Nhà nước về dung sai của thanh răng.
e) Chiều dày răng S (đối với thanh răng nghiêng - chiều dày răng trong mặt phẳng cắt pháp Sn) và chiều cao đo hd, hoặc một đại lượng khác tuỳ theo phương pháp được dùng để kiểm tra chiều dày răng.
5.3 Ngoài những số liệu để kiểm tra chiều dày răng, trong trường hợp cần thiết ở phần thứ hai của bảng còn phải ghi những chỉ tiêu về độ chính xác lần lượt như sau (xem Hình vẽ 2):
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 16:1985 về Hệ thống tài liệu thiết kế - Quy tắc biểu diễn đơn giản các chi tiết ghép chặt
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1807:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo bánh răng trụ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1808:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo bánh răng côn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3744:1983 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc lập bản vẽ khuôn dập các tấm mỏng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3747:1983 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc lập bản vẽ khuôn đúc và vật đúc
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Quyết Định 437-KHKT/QĐ năm 1976 Ban hành 46 tiêu chuẩn Nhà nước về động cơ ô-tô – máy kéo; mối ghép then hoa; bánh răng; thủy lực khí nén; gang thép; thép dụng cụ; ống, dây kim loại; phay đất; công tắc; đui đèn; trường thạch; chai lọ đựng thuốc uống; bao tay bảo hộ lao động và thuật ngữ kỹ thuật nhiệt đới của Chủ nhiệm Uỷ Ban Khoa Học và Kỷ Thuật Nhà Nước
- 3Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 16:1985 về Hệ thống tài liệu thiết kế - Quy tắc biểu diễn đơn giản các chi tiết ghép chặt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1807:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo bánh răng trụ
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1808:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo bánh răng côn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3744:1983 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc lập bản vẽ khuôn dập các tấm mỏng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3747:1983 về Tài liệu thiết kế - Quy tắc lập bản vẽ khuôn đúc và vật đúc
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1809:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo thanh răng
- Số hiệu: TCVN1809:1976
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1976
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/05/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra