THIẾT BỊ THI CÔNG - LƯỚI AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Temporary works equipment - Safety nets - Part 1: Safety requirements, test methods
Lời nói đầu
TCVN 13881-1:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 12063 - 1:2014 Temporary works equipment - Safety nets - Part 1: Safety requirements, test methods.
TCVN 13881-1:2023 do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 13881, “Thiết bị làm việc tạm thời - Lưới an toàn” bao gồm hai phần sau:
TCVN 13881-1:2023 (EN 12063-1:2014), Phần 1: Thông số kỹ thuật của sản phẩm;
TCVN 13881-2:2025 (EN 12063-2:2014), Phần 2: Các yêu cầu an toàn về giới hạn cho các vị trí lắp dựng.
Lời giới thiệu
Lưới an toàn được sử dụng như một thiết bị phòng chống rơi người trong quá trình xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, cầu đường và trong các ngành công nghiệp khác. Lưới an toàn được sử dụng như một thiết bị chống rơi người khi thi công trên cao như tại các mặt hở của sàn thi công, khi làm việc trên giàn giáo, khi làm việc trên mái nhà và khi thi công các tuyến ngầm làm xuất hiện các hố sâu. Lưới an toàn là giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm chống rơi người trong quá trình làm việc trên cao. Lưới an toàn còn được sử dụng để chống rơi vào các hố sâu kể cả các hố sâu có kích thước lớn và nhỏ.
Trên thực tế, để phòng rơi khi làm việc trên cao người ta có hai phương án bảo vệ đó là sử dụng lưới phòng chống rơi và thiết bị chống rơi ngã cá nhân. So sánh giữa lưới phòng chống rơi và thiết bị chống rơi ngã cá nhân thì lưới phòng rơi cho phép người thợ thao tác tự do hơn so với khi sử dụng thiết bị chống rơi ngã cá nhân vì dây treo phải cố định vào điểm neo hoặc vào dây cứu sinh làm hạn chế tầm với và giảm mức tự do để làm việc. Hơn thế nữa, nếu bị rơi vào lưới an toàn, thì phản lực của lưới lên người được chia đều lên thân người với diện tích lớn làm giảm chấn thương so với việc sử dụng thiết bị chống rơi ngã cá nhân.
Một điều cần phải lưu ý khi sử dụng lưới phòng rơi là lưới làm việc ngoài trời nên các sợi lưới chịu ảnh hưởng trực tiếp của tia UV mặt trời làm phong hóa và giảm chất lượng vì vậy tuổi thọ sử dụng lưới phải được xác định và phải loại bỏ khi hết hạn sử dụng. Để xác định ảnh hưởng của thời tiết và sự phong hóa của lưới cần tiến hành thử nghiệm 6 tháng hoặc 24 tháng một lần tùy thuộc vào hai loại vật liệu thường được sử dụng để chế tạo dây đan lưới đó là poliamit và Polipropilen. Các giới hạn năng lượng phá hủy được tính toán và xác định dựa trên các thử nghiệm phong hóa và thử nghiệm thả rơi người giả có khớp và thử nghiệm thả vật khối cầu. L
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13881-1:2023 về Thiết bị thi công - Lưới an toàn - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN13881-1:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực