Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13834-5:2023
ISO 10256-5:2017

THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG - PHẦN 5: THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG RÁCH CỔ CHO NGƯỜI CHƠI KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG

Protective equipment for use in ice hockey - Part 5: Neck laceration protectors for ice hockey players

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu chung

4.1  Tính vô hại

4.2  Ecgônômi, dễ sử dụng và điều chỉnh

4.3  Phạm vi được bảo vệ và phạm vi được che chắn

4.4  Khả năng chống cắt

4.5  Tính vĩnh viễn của nhãn

5  Phương pháp thử

5.1  Dung sai của thiết bị thử nghiệm

5.2  Mẫu thử và ổn định mẫu

5.3  Quy trình thử

6  Báo cáo thử nghiệm

7  Ghi nhãn và gắn nhãn

7.1  Ghi nhãn

7.2  Gắn nhãn

8  Thông tin hướng dẫn sử dụng

Phụ lục A (quy định) Phép thử cắt bằng cách sử dụng đường ray đơn nằm ngang được dẫn hướng

Phụ lục B (quy định) Phép thử cắt bằng cách sử dụng thiết bị thả được dẫn hướng

Phụ lục C (quy định) Hình dạng giải phẫu

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13834-5:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 10256-5:2017;

TCVN 13834-5:2023 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP. Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13834 (ISO 10256) Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng gồm các phần sau đây:

- TCVN 13834-1 (ISO 10256-1:2016), Phần 1: Yêu cầu chung;

- TCVN 13834-2 (ISO 10256-2:2016), Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng;

- TCVN 13834-3 (ISO 10256-3:2016), Phần 3: Thiết bị bảo vệ mặt cho người trượt băng;

- TCVN 13834-4 (ISO 10256-4:2016), Phần 4: Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn;

- TCVN 13834-5 (ISO 10256-3:2017), Phần 5: Thiết bị bảo vệ chống rách cổ cho người chơi khúc côn cầu trên băng.

 

Lời giới thiệu

Mục đích của biện pháp bảo vệ cổ là để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của vết rách ở cổ khi chơi khúc côn cầu trên băng. Chức năng bảo vệ chống đâm xuyên của lưỡi giày trượt băng.

Thiết bị bảo vệ chống rách cổ sử dụng trong môn khúc côn cầu trên băng bao gồm cả miếng chèn (protector) bảo vệ cổ. Để phát huy được hết tính năng của nó, thì thiết bị bảo vệ cổ phải càng khít càng tốt để đảm bảo cổ được ổn định, phù hợp và thoải mái. Khi sử dụng, thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được buộc chặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cần phải có các quy định kỹ thuật về tính năng của thiết bị bảo vệ để giảm nguy cơ chấn thương trong môn khúc côn cầu trên băng. Mục tiêu nhằm thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu và/hoặc cấu trúc tốt hơn khi chúng có sẵn để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai của môn thể thao khúc côn cầu trên băng. Để mang lại sự thoải mái, lắp và sử dụng đúng cách, thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được chế tạo từ vật liệu cung cấp các đặc tính hoạt động thích hợp.

Mục đích của tiêu chuẩn này là giảm nguy cơ bị rách cổ mà không ảnh hưởng đến hình thức hoặc sự hấp dẫn của trận đấu.

Khúc côn cầu trên băng là môn thể thao có nguy cơ gây chấn thương. Tiêu chuẩn này chỉ dành cho thiết bị bảo vệ chống rách cổ được sử dụng cho môn khúc côn cầu trên băng. Thiết bị này không đủ khả năng bảo vệ các tác động đến cổ hoặc cột sống,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13834-5:2023 (ISO 10256-5:2017) về

  • Số hiệu: TCVN13834-5:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản