Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13605:2023
XI MĂNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN
Cement - Test methods for determination of fineness
Lời nói đầu
TCVN 13605:2023 thay thế TCVN 4030:2003.
TCVN 13605:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 196-6:2018.
TCVN 13605:2023 do Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 13605:2023 có một số nội dung kỹ thuật được thay đổi so với EN 196-6:2018 như sau:
- quy định phép thử thấm không khí được tiến hành trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ duy trì ở (27 ± 2) °C và độ ẩm tương đối không lớn hơn 70 % (5.4). Từ đó, các giá trị sẵn có liên quan đến nhiệt độ trong các công thức tính diện tích bề mặt riêng và Bảng 1, đều thay đổi tương ứng;
- quy định hiệu chuẩn thể tích lớp xi măng lèn bằng phương pháp đo được tiến hành trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ duy trì ở (27 ± 2) °C và độ ẩm tương đối không lớn hơn 70 % (5.7.1.1);
- bổ sung quy định hiệu chuẩn thể tích lớp xi măng lèn bằng phương pháp thế chỗ thể tích thủy ngân (5.7.1.2). Do vậy, thêm quy định về cân đối với thủy ngân (5.2.7) và vật liệu thủy ngân (5.3.1);
- bổ sung Phụ lục A, được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ASTM C188-17(2023), để xác định khối lượng riêng của xi măng.
TCVN 13605:2023, so với TCVN 4030:2003, đã sửa đổi các nội dung kỹ thuật như sau:
- bổ sung phương pháp đo để xác định thể tích của lớp xi măng lèn tránh cho phải sử dụng thủy ngân (5.7.1.1);
- đưa ra dữ liệu mới cho độ lệch chuẩn lặp lại và tái lập của phương pháp Blaine (5.10);
- bổ sung phương pháp xác định phần còn lại trên sàng của xi măng bằng sàng khí (Điều 6);
- Phụ lục A đưa ra dữ liệu mới cho độ chênh lệch của hai kết quả xác định khối lượng riêng song song (A.4.3).
XI MĂNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN
Cement - Test methods for determination of fineness
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp xác định độ mịn xi măng.
Phương pháp sàng chỉ áp dụng để kiểm tra sự có mặt của các hạt xi măng thô. Phương pháp này chủ yếu dùng để kiểm tra và kiểm soát quá trình sản xuất.
Phương pháp sàng khí áp dụng để xác định phần còn lại trên sàng và phù hợp với các hạt lọt qua sàng 2,0 mm. Phương pháp này có thể dùng để xác định sự phân bố cỡ hạt của các khối kết tụ chứa các hạt rất mịn và cũng có thể được dùng với các sàng thử nghiệm có các kích thước lỗ nằm trong một dải, ví dụ 63 μm và 90 μm.
Phương pháp thấm không khí (Blaine) đo diện tích bề mặt riêng (bề mặt riêng tính theo đơn vị khối lượng) bằng cách so sánh với mẫu vật liệu chuẩn. Phương pháp thấm không khí chủ yếu áp dụng để kiểm tra sự ổn định của quá trình nghiền của cùng nhà máy. Phương pháp này chỉ cho phép đưa ra đánh giá giới hạn nhất định về các đặc tính của xi măng khi sử dụng.
CHÚ THÍCH: Phương pháp thấm không khí có thể không đưa ra các kết quả chính xác đối với xi măng chứa các vật liệu siêu mịn.
Các phương pháp này có thể áp dụng được cho các tất cả các loại xi măng thông dụng, các loại xi măng và vật liệu khác mà tiêu chuẩn của chúng viện dẫn các phương pháp này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2230:2007 (ISO 565:1990), Sàng thử nghiệm - Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện - Kích thước lỗ danh nghĩa.
TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7569:2022 về Xi măng alumin
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13559:2022 về Chất biến tính polyme dạng bột và dạng latex sử dụng trong vữa và bê tông xi măng - Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13558:2022 (ASTM C1438-13(2017)) về Chất biến tính polyme dạng bột và dạng latex sử dụng trong vữa và bê tông xi măng - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13907:2024 về Xỉ hạt phốt pho lò điện nghiền mịn dùng cho xi măng và bê tông
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4030:2003 (EN 196-6: 1989, có sửa đổi) về Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2230:2007 (ISO 565 : 1990) về Sàng thử nghiệm - Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện - Kích thước lỗ danh nghĩa
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8829:2011 (ISO 383:1976) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Khớp nối nhám hình côn có thể lắp lẫn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11562:2016 (ISO 4803:1978) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Ống thủy tinh borosilicate
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7569:2022 về Xi măng alumin
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13559:2022 về Chất biến tính polyme dạng bột và dạng latex sử dụng trong vữa và bê tông xi măng - Phương pháp thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13558:2022 (ASTM C1438-13(2017)) về Chất biến tính polyme dạng bột và dạng latex sử dụng trong vữa và bê tông xi măng - Yêu cầu kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13907:2024 về Xỉ hạt phốt pho lò điện nghiền mịn dùng cho xi măng và bê tông
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13605:2023 về Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn
- Số hiệu: TCVN13605:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra