Protective clothing - Performance requirements and tests methods for protective clothing against iníective agents
Lời nói đầu
TCVN 13411:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 14126:2003;
TCVN 13411:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm có hai chức năng chính:
- ngăn chặn các tác nhân lây nhiễm trùng tiếp cận với da (có thể bị thương);
- ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân lây nhiễm sang người khác và các tình huống khác, ví dụ: ăn hoặc uống khi người đó đã cởi bỏ quần áo bảo vệ lao động.
Trong nhiều tình huống công việc, ví dụ: các phòng thí nghiệm vi sinh, sản xuất công nghệ sinh học, v.v ... có thể ngăn chặn các tác nhân lây nhiễm và hạn chế nguy cơ phơi nhiễm khi xảy ra tai nạn. Trong những tình huống này, các tác nhân mà người lao động có thể tiếp xúc, thường đã được biết rõ. Trong các loại hình công việc khác, các sinh vật không thể được kiểm soát, khiến người lao động liên tục có rủi ro lây nhiễm bởi các tác nhân sinh học. Điều này xảy ra, ví dụ: trong công việc thoát nước, xử lý chất thải, chăm sóc động vật bị nhiễm các tác nhân lây truyền từ động vật, dọn dẹp khẩn cấp, xử lý chất thải rủi ro bệnh viện, v.v ... Trong những tình huống này, những tác nhân mà người lao động tiếp xúc có thể không được biết, mặc dù có thể đánh giá được những nguy cơ có thể xảy ra.
Vi sinh vật là một nhóm sinh vật rất đa dạng về kích thước, hình dạng, điều kiện sống, liều lượng lây nhiễm, khả năng sống sót và nhiều thông số khác. Riêng kích thước của chúng có thể dao động từ 30 nm (virut bại liệt) đến 5 μm đến 10 μm (vi khuẩn) và thậm chí lớn hơn (hầu hết các loại nấm). Có thể tìm thấy phân loại nguy cơ vi sinh vật trong Chỉ thị Châu Âu 2000/54 /EEC (về việc bảo vệ người lao động khỏi rủi ro liên quan đến việc tiếp xúc với các tác nhân sinh học tại nơi làm việc).
Do tính không đồng nhất của các vi sinh vật, không thể xác định các tiêu chí hoạt động trên cơ sở các nhóm rủi ro, cũng như trên loại vi sinh vật. Ngoài ra, cũng có thể không xác định được chính xác các sinh vật mà người lao động tiếp xúc. Do đó, các phương pháp thử được quy định trong tiêu chuẩn này tập trung vào môi trường chứa vi sinh vật, chẳng hạn như chất lỏng, chất khí dung hoặc các tiểu hạt bụi rắn. Phân tích rủi ro cần xác định những rủi ro nào trong số những rủi ro này hiện diện trong một tình huống nhất định.
QUẦN ÁO BẢO VỆ - YÊU CẦU TÍNH NĂNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ QUẦN ÁO BẢO VỆ CHỐNG LẠI CÁC TÁC NHÂN LÂY NHIỄM
Protective clothing - Performance requirements and tests methods for protective clothing against infective agents
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm đối với quần áo bảo vệ tái sử dụng và giới hạn sử dụng cung cấp sự bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho quần áo đội ngũ phẫu thuật mặc hay khăn trải lên trên bệnh nhân để ngăn ngừa nhiễm trùng chéo trong các can thiệp phẫu thuật.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EN 340[1]),Protective clothing - General requirements (Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung)
EN 4651), Protective clothing - Protection against
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6877:2001 (ISO 9151 : 1995) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa – Xác định độ truyền nhiệt khi tiếp xúc với lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) về Bảo vệ chống phóng xạ - Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ - Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6692:2007 (ISO 13994 :2005, With Technical Corrigendum 1 : 2006) về quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất lỏng - Xác định độ chống thấm chất lỏng dưới áp suất của vật liệu làm quần áo bảo vệ
- 1Quyết định 2992/QĐ-BKHCN năm 2021 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Trang thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6877:2001 (ISO 9151 : 1995) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa – Xác định độ truyền nhiệt khi tiếp xúc với lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) về Bảo vệ chống phóng xạ - Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ - Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6692:2007 (ISO 13994 :2005, With Technical Corrigendum 1 : 2006) về quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất lỏng - Xác định độ chống thấm chất lỏng dưới áp suất của vật liệu làm quần áo bảo vệ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13410-1:2021 (BS EN 13795-1:2019) về Quần áo và khăn trải phẫu thuật - Yêu cầu và phương pháp thử - Phần 1: Khăn trải và áo choàng phẫu thuật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu tính năng và phương pháp thử quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm
- Số hiệu: TCVN13411:2021
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2021
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực