Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13268-1:2021

BẢO VỆ THỰC VẬT - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SINH VẬT GÂY HẠI - PHẦN 1: NHÓM CÂY LƯƠNG THỰC

Plant protection - Pest surveillance method- Part 1: Food crops

Lời nói đầu

TCVN 13268-1:2021 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢO VỆ THỰC VẬT - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SINH VẬT GÂY HẠI - PHẦN 1: NHÓM CÂY LƯƠNG THỰC

Plant protection - Pest surveillance method- Part 1: Food crops

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp điều tra sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lương thực (cây lúa, cây ngô và cây khoai lang).

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho những loại cây khác thuộc nhóm cây lương thực có hình thái tương tự, đồng nhất.

2  Thuật ngữ và định nghĩa (Terms and Definitions)

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

2.1

Sinh vật gây hại (Pest)

Những sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cây lương thực bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.

2.2

Sinh vật gây hại chính (Major pest)

Những sinh vật gây hại thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng hàng vụ, hàng năm hoặc những loài sinh vật gây hại đã từng gây hại nghiêm trọng trên cây lương thực ở từng vùng trong từng thời gian nhất định.

2.3

Sinh vật gây hại chủ yếu (Key pest)

Những loài sinh vật gây hại chính mà tại kỳ điều tra chứng xuất hiện trên cây lương thực với mật độ, tỷ lệ hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi gây giảm năng suất, chất lượng đáng kể nếu không áp dụng biện pháp phòng chống.

2.4

Điều tra phát hiện (Detection survey)

Hoạt động điều tra đồng ruộng để nắm được tình hình và diễn biến của sinh vật gây hại trên cây lương thực.

2.5

Yếu tố điều tra chính (Key element for survey)

Các yếu tố đại diện tại khu vực điều tra (gồm giống cây lương thực, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, địa hình, loại đất, ...) được lựa chọn để theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của sinh vật gây hại.

2.6

Khu vực điều tra (Survey areas)

Những khu đồng ruộng có cây lương thực đại diện cho các yếu tố điều tra được chọn cố định để điều tra sinh vật gây hại ngay từ đầu vụ hoặc đầu năm.

2.7

Tuyến điều tra (Surveillance line)

Tuyến được xác định theo một lịch trình đã định sẵn ở khu vực điều tra nhằm thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của khu vực điều tra.

2.8

Điểm điều tra (Surveillance point)

Vị trí được chọn liền kề và phân bố đều trên tuyến điều tra để thực hiện điều tra tình hình cây lương thực và sinh vật gây hại.

2.9

Số mẫu điều tra (Survey Sample)

Số lượng cây hoặc bộ phận của cây (rễ, gốc, thân, cành, lá, bông, bắp củ...) được điều tra trong một điểm điều tra.

2.10

Mật độ sinh vật gây hại (Pest density)

Số lượng cá thể sinh vật gây hại trên một đơn vị diện tích hoặc một mẫu điều tra (1 khóm, 1 khay, 1 khung, 1 cây, 1 cành, 1 lá, 1 bông, 1 bắp, 1 củ...).

2.11

Tỷ lệ bệnh (Disease incidence)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực

  • Số hiệu: TCVN13268-1:2021
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2021
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản