Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12855-2:2020

ISO/IEC 9796-2:2010

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - LƯỢC ĐỒ CHỮ KÝ SỐ CHO KHÔI PHỤC THÔNG ĐIỆP - PHẦN 2: CÁC CƠ CHẾ DỰA TRÊN PHÂN TÍCH SỐ NGUYÊN

Information technology - Security techniques - Digital signature achemes giving message recovery - Part 2: Integer factorization based mechanisms

 

Lời nói đầu

TCVN 12855-2:2020 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 9796-2:2010.

TCVN 12855-2:2020 (ISO/IEC 9796-2:2010) do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12855:2020 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Lược đồ chữ ký số cho khôi phục thông điệp gồm các tiêu chuẩn sau:

TCVN 12855-2:2020 (ISO/IEC 9796-2:2010), Phần 2: Các cơ chế dựa trên phân tích số nguyên.

TCVN 12855-3:2020 (ISO/IEC 9796-3:2013), Phần 3: Các cơ chế dựa vào logarit rời rạc.

Bộ tiêu chuẩn này có thể có các phần tiếp theo.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - LƯỢC ĐỒ CHỮ KÝ SỐ CHO KHÔI PHỤC THÔNG ĐIỆP - PHẦN 2: CÁC CƠ CHẾ DỰA TRÊN PHÂN TÍCH SỐ NGUYÊN

Information technology - Security techniques - Digital signature schemes giving message recovery - Part 2: Integer factorization based mechanisms

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định ba lược đồ chữ ký số cho khôi phục thông điệp, hai trong số đỏ là tất định (không ngẫu nhiên) và một là ngẫu nhiên. Sự an toàn của cả ba lược đồ đều dựa trên độ phức tạp của việc phân tích các số nguyên lớn. Tất cả ba lược đồ đều có thể cung cấp sự khôi phục toàn bộ hoặc một phần thông điệp.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sản xuất khóa cho ba lược đồ chữ ký. Tuy nhiên, các kỹ thuật quản lý khóa và tạo số ngẫu nhiên (theo yêu cầu của lược đồ chữ ký ngẫu nhiên) nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.

Cơ chế đầu tiên được quy định trong tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các triển khai hiện có và được giữ lại vì lý do tương thích ngược.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với những tài liệu viện dẫn có năm công bố, thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung).

TCVN 11816 (ISO/IEC 10118) (tất cả các phần), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hàm băm

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Khả năng (capacity)

Số nguyên dương chỉ ra số bit có trong chữ ký thuộc phần có thể khôi phục được của thông điệp

3.2

Miền chứng thư (certificate domain)

Tập hợp các thực thể sử dụng các chứng thư khóa công khai được tạo bởi cùng một Cơ quan Chứng thực (CA) hoặc một tập hợp các CA hoạt động theo cùng một chính sách bảo mật

3.3

Các tham số miền chứng thư (certificate domain parameters)

Các tham số mật mã cụ thể cho một miền chứng thư, được biết đến và đồng ý bởi tất cả các thành viên trong miền chứng thư

3.4

Hàm băm kháng va chạm (collision-resistant hash-function)

Hàm băm thỏa mãn tính chất sau đây:

Không thể tính toán để tìm được hai giá trị đầu vào khác nhau mà ánh xạ đến

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12855-2:2020 (ISO/IEC 9796-2:2010) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Lược đồ chữ ký số cho khôi phục thông điệp - Phần 2: Các cơ chế dựa trên phân tích số nguyên

  • Số hiệu: TCVN12855-2:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản