Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12731:2019

ISO 20871:2018

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ NGOÀI - ĐỘ BỀN MÀI MÒN

Footwear- Test methods for outsoles - Abrasion resistance

Lời nói đầu

TCVN 12731:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 20871:2018.

TCVN 12731:2019 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ NGOÀI - ĐỘ BỀN MÀI MÒN

Footwear- Test methods for outsoles - Abrasion resistance

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền mài mòn của đế ngoài, không tính đến vật liệu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4866 (ISO 2781), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định khối lượng riêng

TCVN 7119 (ISO 2420), Da - Phép thử cơ lý - Xác định khối lượng riêng biểu kiến và khối lượng trên đơn vị diện tích

TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

TCVN 10440 (ISO 17709), Giầy dép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Độ bền mài mòn (abrasion resistance)

Độ hao mòn do tác động cơ học trên bề mặt.

3.2

Khối lượng hao hụt tương đối (relative mass loss)

M

Khối lượng đế ngoài bị hao hụt sau khi dùng vải mài để mài mòn sẽ làm cho cao su chuẩn hao hụt một lượng 200 mg dưới các điều kiện quy định, ở hành trình 40 m, tải trọng 10 N và sử dụng mẫu thử không quay.

CHÚ THÍCH  Khối lượng hao hụt tương đối được tính bằng miligam.

3.3

Thể tích hao hụt tương đối (relative volume loss)

V

Thể tích cao su thử bị hao hụt sau khi dùng vải mài để mài mòn sẽ làm cho hợp chất đối chứng hao hụt một lượng xác định ở cùng các điều kiện thử được quy định.

CHÚ THÍCH  Thể tích hao hụt tương đối được tính bằng milimét khối.

4  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:

4.1  Thiết bị mài mòn

Thiết bị thử (xem Hình 1) bao gồm một giá đỡ mẫu thử chuyển động theo phương ngang và một trống hình trụ có thể quay được gắn cố định vải mài (4.2).

Trống phải có đường kính 150 mm ± 0,2 mm và chiều dài khoảng 500 mm và phải quay ở tần số 40 min-1 ± 1 min-1,[1] các hướng quay được thể hiện trên Hình 1.

Giá đỡ mẫu thử bao gồm một lỗ hở hình trụ, đường kính có thể điều chỉnh từ 15,5 mm đến 16,3 mm, và một bộ phận điều chỉnh chiều dài của mẫu thử nhô ra so với lỗ 2 mm ± 0,2 mm. Giá đỡ phải được gắn trên tay quay, tay quay được gắn với thanh trượt có thể chuyển động theo phương ngang trên một trụ đỡ. Sự dịch chuyển theo phương ngang của giá đỡ phải là 4,20 mm ± 0,04 mm trên vòng quay của trống.

Trục tâm của giá đỡ phải có độ nghiêng 3° so với vị trí thẳng đứng theo hướng quay (xem Hình 1), và phải đượ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12731:2019 (ISO 20871:2018) về Giầy dép - Phương pháp thử đế ngoài - Độ bền mài mòn

  • Số hiệu: TCVN12731:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản