Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH TRONG CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
Code of gygienic practice for processing of cashew nut
Lời nói đầu
TCVN 12461:2018 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH TRONG CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
Code of hygienic practice for processing of cashew nut
Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp thực hành vệ sinh đối với quá trình sơ chế, chế biến hạt điều (Anacardium occidentale) đảm bảo an toàn dùng làm thực phẩm.
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng với các loại hạt khô như mắc ca (Macadamia), óc chó (Juglans spp.), hạt dẻ (Corylus spp.), hạnh nhân (Prunus amygdalus).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4832:2015 Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
3 Cơ sở chế biến và các yêu cầu vận hành
3.1.1 Vị trí
Cơ sở chế biến hạt điều (sau đây gọi tắt là “cơ sở”) được bố trí ở khu vực riêng biệt, không bố trí trong khu vực sinh hoạt chung hoặc các khu vực có các hoạt động khác. Cơ sở chế biến hạt điều tránh bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
Cơ sở cần có đủ nguồn cung cấp điện và nước.
Cơ sở được xây dựng ở nơi không bị ứ nước, ngập lụt khi mưa.
Vị trí cơ sở phải thuận tiện cho giao thông.
3.1.2 Bố trí
Cơ sở cần có quy mô phù hợp với mục đích và công suất sử dụng, luôn được bảo dưỡng và duy trì trong tình trạng hoạt động tốt.
Các khu vực trong nhà xưởng được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều. Giữa các khu vực phải ngăn cách riêng biệt. Phân luồng riêng nguyên liệu, vật liệu bao gói, thành phẩm và chất thải trong quá trình chế biến, hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm chéo cho sản phẩm.
Cơ sở phải có các khu vực riêng biệt như sau:
- Khu vực 1 gồm: sân phơi, nhà kho, khu xử lý nhân, khu sấy nhân.
- Khu vực 2 gồm: khu bóc vỏ lụa, khu phân loại, hun trùng, đóng gói.
- Các khu vực phụ trợ khác như phòng kiểm tra chất lượng, khu vực điều hành, khu vực vệ sinh cá nhân, khu vực chứa dụng cụ, hóa chất tẩy rửa.
3.1.3 Thiết kế
Sân phơi có thể là sân bê tông xi măng, bê tông nhựa nóng hoặc sân đất nhưng phải có lót bạt, sân phải đủ nắng, thoát nước tốt, bằng phẳng dễ đảo trộn.
Kho phải đảm bảo thông thoáng, nguyên liệu phải được xếp trên giá, kệ và cách tường tối thiểu 0.5m.
Nhà xưởng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sàn phải có bề mặt cứng, bền vững, làm bằng các vật liệu không thấm nước, không trơn, dễ làm vệ sinh và không đọng nước.
- Tường không ngấm nước, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật gây hại.
- Mái và trần phải kín, không thấm dột, hạn chế tích tụ và rơi vãi bụi bẩn.
- Có lưới chắn côn trùng ở cửa sổ, lỗ thông gió mở thông ra ngoài. Lưới chắn phải dễ dàng tháo lắp để làm vệ sinh.
Riêng khu bóc
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4850:2010 về nhân hạt điều
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12182:2018 về Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12380:2018 về Hạt điều thô - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13752:2023 về Nhân hạt điều rang
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7521:2020 (ISO 2292:2017) về Hạt cacao - Lấy mẫu
- 1Quyết định 4146/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009/BYT về về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-19:2010/BNNPTNT về qui trình kỹ thuật xông hơi khử trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4850:2010 về nhân hạt điều
- 8Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12182:2018 về Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12380:2018 về Hạt điều thô - Yêu cầu kỹ thuật
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13752:2023 về Nhân hạt điều rang
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7521:2020 (ISO 2292:2017) về Hạt cacao - Lấy mẫu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12461:2018 về Quy phạm thực hành vệ sinh trong chế biến hạt điều
- Số hiệu: TCVN12461:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra