Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12348:2018
THỰC PHẨM ĐÃ AXIT HÓA - XÁC ĐỊNH pH
Acidified foods - Determination of pH
Lời nói đầu
TCVN 12348:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo AOAC 981.12 pH of Acidified Foods;
TCVN 12348:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC PHẨM ĐÃ AXIT HÓA - XÁC ĐỊNH pH
Acidified foods - Determination of pH
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định pH trong thực phẩm đã axit hóa.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
3 Nguyên tắc
Giá trị pH là số đo hoạt độ ion H . Đo chênh lệch điện thế giữa điện cực thủy tinh và điện cực so sánh được nhúng ngập trong mẫu thử.
4 Thuốc thử và vật liệu thử
Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước được sử dụng ít nhất đạt loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987).
4.1 Dung dịch kali clorua bão hòa, khoảng 4 M, dùng để bảo quản điện cực so sánh
Cân khoảng 75 g ± 1 g kali clorua, cho vào 250 ml ± 1 ml nước, đun nhẹ để hòa tan, nếu cần.
4.2 Dung dịch đệm kali phthalat trong axit (dung dịch đệm chuẩn pH 4,0), 0,0496 M
Cân 10,12 g kali hydro phthalat (KHC8H4O4) đã sấy trước ở 110 °C trong 2 h, hòa tan vào nước đựng trong bình định mức 1 lít và thêm nước đến vạch.
4.3 Dung dịch đệm phosphat (dung dịch đệm chuẩn pH 7,0), 0,0249 M
Cân 3,387 g kali dihydro phosphat (KH2PO4) và 3,533 g natri hydro phosphat (Na2HPO4), đã sấy trước ở 110 °C đến 130 °C trong 2 h trước khi sử dụng, hòa tan vào nước đựng trong bình định mức 1 lít và thêm nước đến vạch.
4.4 Dung dịch natri hydroxit, 0,1 M.
4.5 Dung dịch axit clohydric, 0,1 M.
5 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:
5.1 Máy đo pH, có thang chia độ ≤ 0,1 đơn vị pH và độ tái lập là 0,05 đơn vị pH hoặc máy đo khác có màn hình hiện số với khả năng tương tự.
5.2 Bộ điện cực, gồm điện cực thủy tinh và điện cực so sánh calomel, đơn hoặc kết hợp.
Bảo quản điện cực so sánh calomel ngập trong dung dịch kali clorua bão hòa (4.1). Duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 25 °C đối với điện cực, dung dịch đệm chuẩn và mẫu thử. Ngâm điện cực mới vài giờ trong nước cất hoặc nước đã khử ion trước khi sử dụng.
Bảo quản điện cực thủy tinh trong dung dịch đệm kali phthalat (4.2).
Nếu sử dụng điện cực kết hợp, bảo quản điện cực trong dung dịch đệm kali phthalat (4.2) và thêm vài giọt dung dịch kali clorua bão hòa (4.1).
Bảo quản các điện cực ngập hoàn toàn trong dung dịch bảo quản.
Trước khi sử dụng, rửa các điện cực bằng chính dịch lỏng cần đo pH. Nếu không đủ vật liệu mẫu thử thì rửa các điện cực bằng nước cất hoặc nước khử ion. Độ trễ trong đáp ứng của dụn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11493:2016 về Thực phẩm - Xác định hàm lượng trans-galactooligosacarid (TGOS) - Phương pháp sắc ký trao đổi ion
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11489:2016 (EN 13804:2013) về Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết và hợp chất hóa học của chúng - Xem xét chung và các yêu cầu cụ thể
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11913:2017 về Thực phẩm - Xác định immunoglobulin G trong sữa non của bò, sữa bột và thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ sữa bò - Phương pháp sắc kí lỏng ái lực sử dụng protein G
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12273-2:2018 (EN 1186-2:2002) về Vật liệu và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm chất dẻo - Phần 2: Phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào dầu ôliu bằng ngâm hoàn toàn
- 1Quyết định 3873/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11493:2016 về Thực phẩm - Xác định hàm lượng trans-galactooligosacarid (TGOS) - Phương pháp sắc ký trao đổi ion
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11489:2016 (EN 13804:2013) về Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết và hợp chất hóa học của chúng - Xem xét chung và các yêu cầu cụ thể
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11913:2017 về Thực phẩm - Xác định immunoglobulin G trong sữa non của bò, sữa bột và thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ sữa bò - Phương pháp sắc kí lỏng ái lực sử dụng protein G
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12273-2:2018 (EN 1186-2:2002) về Vật liệu và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm chất dẻo - Phần 2: Phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào dầu ôliu bằng ngâm hoàn toàn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12348:2018 về Thực phẩm đã axit hóa - Xác định pH
- Số hiệu: TCVN12348:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra