ISO/TR 16705:2016
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ÁP DỤNG CHO SIX SIGMA - CÁC VÍ DỤ MINH HỌA PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO
Statistical methods for implementation of Six Sigma - Selected illustrations of contingency table analysis
Lời nói dầu
TCVN 12293:2018 hoàn toàn tương dương với ISO/TR 16705:2016.
TCVN 12293:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Cộng đồng Six Sigma và các cộng đồng tiêu chuẩn thống kê quốc tế chia sẻ quan điểm về cải tiến liên tục và nhiều công cụ phân tích. Cộng đồng Six Sigma có xu hướng chấp nhận cách tiếp cận thực tế do hạn chế thời gian và nguồn lực. Cộng đồng tiêu chuẩn thống kê hướng đến các tài liệu chặt chẽ đạt được bằng sự đồng thuận quốc tế dài hạn. Sự chênh lệch về áp lực thời gian, sự chính xác về mặt toán học và sử dụng phần mềm thống kê đã ngăn cản sự trao đổi, sự đồng vận và sự đánh giá lẫn nhau giữa hai nhóm.
Tiêu chuẩn này lấy một công cụ thống kê cụ thể (phân tích bảng chéo), xây dựng chủ đề một cách tổng quát (theo tinh thần của tiêu chuẩn), sau đó minh họa nó thông qua việc sử dụng một số ứng dụng chi tiết và khác biệt. Mô tả chung tập trung vào sự tương đồng qua các nghiên cứu được thiết kế để đánh giá mối quan hệ các biến phân loại.
Các phụ lục bao gồm các hình minh họa không chỉ theo khung cơ bản, mà còn xác định sắc thái và nét riêng biệt trong các ứng dụng cụ thể. Mỗi ví dụ số cung cấp ít nhất một ‘giải pháp’ cho vấn đề, mà thường là trường hợp đối với Six Sigma thực tế và các ứng dụng lĩnh vực khác.
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ÁP DỤNG CHO SIX SIGMA - CÁC VÍ DỤ MINH HỌA PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO
Statistical methods for implementation of Six Sigma - Selected illustrations of contingency table analysis
Tiêu chuẩn mô tả các bước cần thiết cho phân tích bảng chéo và phương pháp để phân tích mối quan hệ giữa các biến phân loại (bao gồm cả biến danh nghĩa và biến thứ tự).
Tiêu chuẩn này đưa ra các ví dụ về phân tích bảng chéo. Các ví dụ minh họa từ các lĩnh vực khác nhau có nhấn mạnh sự khác nhau gợi ý các quy trình phân tích bảng chéo bằng cách sử dụng các ứng dụng phần mềm khác nhau.
Trong tiêu chuẩn này, chỉ xem xét bảng chéo hai chiều.
Trong tiêu chuẩn này không có tài liệu nào được viện dẫn.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), TCVN 8244-2 (ISO 3534-2) và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.
3.1
Biến phân loại (categorical variable)
Biến với thang đo bao gồm tập hợp nhiều loại.
3.2
Dữ liệu danh nghĩa (nominal data)
Biến với một thang đo danh nghĩa.
[NGUỒN: TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006), 1.1.6]
3.3
Dữ liệu thứ tự (ordinal data)
Biến với một thang đo thứ tự.
[NGUỒN: TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006), 1.1.7]
3.4
Bảng chéo (contingency table)
Biểu diễn dữ liệu phản loại bằng bảng, cho thấy tần số tổ hợp cụ thể các giá trị của hai hay nhiều biến ngẫu nhiên rời rạc.
CHÚ THÍCH 1: Bảng có hai biến phân loại chéo được gọi là “bảng chéo hai chiều”, bảng có ba biến phân loại chéo được gọi là “bảng chéo ba chiều”. Bảng hai chiều có r hàng và c <
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-7:2013 (ISO 22514-7:2012) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 7: Năng lực của quá trình đo
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11863:2017 (ISO/TS 17503:2015) về Phương pháp thống kê đánh giá độ không đảm bảo - Hướng dẫn đánh giá độ không đảm bảo sử dụng thiết kế chéo hai yếu tố
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11864:2017 (ISO 18404:2015) về Phương pháp định lượng trong cải tiến quá trình - Six sigma - Năng lực của nhân sự chủ chốt và tổ chức khi triển khai six sigma và lean
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-1:2010 (ISO 3534-1:2006) về Thống kê học - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006) về Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-7:2013 (ISO 22514-7:2012) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 7: Năng lực của quá trình đo
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11863:2017 (ISO/TS 17503:2015) về Phương pháp thống kê đánh giá độ không đảm bảo - Hướng dẫn đánh giá độ không đảm bảo sử dụng thiết kế chéo hai yếu tố
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11864:2017 (ISO 18404:2015) về Phương pháp định lượng trong cải tiến quá trình - Six sigma - Năng lực của nhân sự chủ chốt và tổ chức khi triển khai six sigma và lean
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12293:2014 (ISO/TR 16705:2016) về Phương pháp thống kê áp dụng cho six sigma - Các ví dụ minh họa phân tích bảng chéo
- Số hiệu: TCVN12293:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực