Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12177:2017

ISO 18323:2015

ĐỒ TRANG SỨC - LÒNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP KIM CƯƠNG

Jewellery - Consumer confidence in the diamond industry

Lời nói đầu

TCVN 12177:2017 hoàn toàn tương với ISO 18323:2015.

TCVN 12177:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174 Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỒ TRANG SỨC - LÒNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

KIM CƯƠNG

Jewellery - Consumer confidence in the diamond industry

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một tập hợp các thuật ngữ nhận diện được phép sử dụng trong ngành công nghiệp kim cương và được thiết kế riêng sao cho người tiêu dùng có thể hiểu được. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng bao gồm các định nghĩa nhằm mục đích tạo ra sự rõ ràng minh bạch hơn cho các thương nhân và duy trì lòng tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp kim cương nói chung.

Tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình mua và bán kim cương tự nhiên, kim cương xử lý, kim cương tổng hợp, kim cương ghép và các đá thay thế kim cương.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

2.1

Tự nhiên (natural)

Được tạo thành hoàn toàn bởi tự nhiên, không có sự can thiệp của con người trong quá trình hình thành.

2.2

Kim cương tự nhiên (diamond)

Khoáng vật được hình thành trong tự nhiên, có thành phần chủ yếu là carbon kết tinh trong hệ tinh thể đẳng thước (lập phương), với độ cứng 10 trên thang Mohs, khối lượng riêng gần 3,52 và chỉ số khúc xạ (chiết suất) xấp xỉ 2,42.

CHÚ THÍCH: Việc gọi tên “kim cương" mà không có thêm chỉ dẫn nào khác thì luôn được hiểu là “kim cương tự nhiên". Hai thuật ngữ này là tương đương và mang cùng một nghĩa.

2.3

Kim cương xử lý (treated diamond)

Kim cương (2.2) đã có sự can thiệp bất kỳ nào khác của con người trừ việc mài cắt, đánh bóng, tẩy sạch và gắn trên đồ trang sức, nhằm mục đích thay đổi dáng vẻ bên ngoài của nó một cách ổn định hoặc tạm thời.

VÍ DỤ: Bọc phủ, làm đầy vết nứt, xử lý nhiệt, chiếu xạ, khoan laser, xử lý cao áp cao nhiệt (HPHT - high pressure high temperature) hay bất kỳ một quá trình vật lý hoặc hóa học nào khác.

2.4

Kim cương tổng hợp (synthetic diamond)

Kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm (laboratory-grown diamond)

Kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm tạo (laboratory-created diamond)

Sản phẩm nhân tạo về cơ bản có cùng thành phần hóa học, cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý (kể cả tính chất quang học) như kim cương tự nhiên.

CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ tiếng Anh “laboratory-created diamond” (kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm) hoặc “laboratory-grown diamond” (kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm) có thể được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ “synthetic diamond” (kim cương tổng hợp). Nơi nào việc dịch trực tiếp thuật ngữ tiếng Anh “laboratory-created diamond” (kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm) hoặc “laboratory-grown diamond” (kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm) không được chấp thuận thì chỉ thuật ngữ dịch “kim cương tổng hợp" được sử dụng.

CHÚ THÍCH 2: Không được sử dụng các từ viết tắt như “lab grown”, “lab created” “lab diamond” hoặc “syn diamond”.

CHÚ THÍCH 3: Từ “phòng thí nghiệm” ở đây là nói đến phương tiện sản xuất kim cương tổng hợ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12177:2017 (ISO 18323:2015) về Đồ trang sức - Lòng tin của người tiêu dùng vào ngành công nghiệp kim cương

  • Số hiệu: TCVN12177:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản