Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11949:2018

 ISO 24335:2006

VÁN LÁT SÀN NHIỀU LỚP - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP

Laminate floor coverings - Determination of impact resistance

Lời nói đầu

TCVN 11949:2018 hoàn toàn tương đương ISO 24335:2006.

TCVN 11949:2018 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VÁN LÁT SÀN NHIỀU LỚP - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP

Laminate floor coverings - Determination of impact resistance

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền va đập của tấm ván lát sàn nhiều lớp. Phép thử đưa ra phương pháp xác định khả năng tác động va đập của cả vật nhỏ và vật lớn rơi trên lớp bề mặt tấm ván lát sàn. Thử nghiệm phá hủy bằng cách tạo sự va đập lên lớp bề mặt nhờ một viên bi thép loại nhỏ và loại lớn để mô phỏng hai điều kiện sử dụng khác nhau. Khả năng chịu va đập hoặc độ bền va đập của tấm ván lát sàn nhiều lớp là lực tác động của viên bi thép loại nhỏ và chiều cao rơi của bi viên thép loại lớn.

Độ chụm của phương pháp thử này chưa được xác định. Khi có những dữ liệu thử nghiệm liên phòng, độ chụm sẽ được bổ sung sau.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9848:2013 (ISO 291:2008), Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm.

3  Thiết bị, dụng cụ

3.1  Buồng ổn định mẫu thử

Phù hợp với TCVN 9848:2013 (ISO 291:2008), điều kiện tiêu chuẩn: nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.

3.2  Xốp Polyethylen

Có chiều dày (2 ± 0,5) mm, khối lượng thể tích (35 ± 5) kg/m3.

3.3  Viên bi đường kính nhỏ

3.3.1  Thiết bị thử va đập

Bao gồm một trục, đầu có gắn viên bi thép đường kính 5 mm, viên bi được bắn lên bề mặt thử nghiệm bằng cách giải phóng lực nén lò xo.

Lực nén lò xo trước khi giải phóng có thể được điều chỉnh liên tục trong dải từ 0 N tới 90 N bằng trục thiết lập lực (xem Hình 1).

Thang đo Niu tơn-met (N.m) trên thiết bị thử chỉ được sử dụng để định hướng, vì thang đo phi tuyến có độ không chính xác tương đối lớn.

Các lò xo nén khi được giải phóng có chiều dài 100 mm và có hằng số là (1962 ± 50) N/m. Lò xo được nén lại bằng cách kéo trục va đập lại và giữ nó ở vị trí nạp tải bằng chốt giữ gắn với trục va đập. Giải phóng lò xo để sinh lực tác động va đập bằng cách mở chốt giữ.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1) chốt giữ;

2) cần giải phóng;

3) trục va đập;

4) núm mắc quả nặng;

5) viên bi thép;

6) lò xo nén;

7) trục thiết lập lực (thân trục).

Hình 1 - Thiết bị thử va đập (lò xo nén)

3.3.2  Bộ phận sinh lực (Ví dụ, quả cân hoặc vật nặng)

Có khả năng tác động với trục va đập để tạo lực nén lên lò xo.

3.3.3  Giá cố định

Kẹp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11949:2018 (ISO 24335:2006) về Ván lát sàn nhiều lớp - Xác định độ bền va đập

  • Số hiệu: TCVN11949:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản