TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11561:2016
ISO 4794:1982
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN HÓA CỦA LỚP MEN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ MÃ MÀU VÀ GHI NHÃN BẰNG MÀU
Laboratory glassware - Methods for assessing the chemical resistance of enamels used for colour coding and colour marking
Lời nói đầu
TCVN 11561:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 4794:1982. ISO 4794:1982 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11561:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Phương pháp thử dưới đây được sử dụng để đánh giá độ bền hóa của lớp men được ghi nhãn bằng màu trên dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh, ví dụ pipet được mã màu theo TCVN 11083 (ISO 1769). Dung dịch tẩy rửa và dung dịch axit được chọn để thể hiện các điều kiện khắc nghiệt nhất có thể xảy ra trong thực tế.
Phép thử độ bền hấp cũng đã được đề xuất xem xét, nhưng không được chấp nhận đối với phần mài vì phép thử bền với dung dịch tẩy rửa đã bao gồm cả phần mài.
Phép thử ngâm trong dung dịch axit crom/sulphuric cũng được đề xuất xem xét, nhưng được cho là không cần thiết do ít khi sử dụng dung dịch axit này để làm sạch dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh và khó quy định chính xác dung dịch này, và có bằng chứng về sự ăn mòn lớp men được mã màu bằng màu bởi axit hyđrocloric không lớn hơn giới hạn được quy định trong tiêu chuẩn này.
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN HÓA CỦA LỚP MEN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ MÃ MÀU VÀ GHI NHÃN BẰNG MÀU
Laboratory glassware - Methods for assessing the chemical resistance of enamels used for colour coding and colour marking
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đánh giá tính năng sử dụng của lớp men để mã màu và ghi nhãn bằng màu đối với dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích phân loại các lớp men theo độ bền; Tiêu chuẩn này cung cấp quy trình chuẩn để xác định khả năng không bị thay đổi màu của lớp men với các xử lý đặc biệt trong thời gian dài, hoặc có thể bị nhòe với màu khác được sử dụng trong mã màu.
Quy trình bao gồm việc xử lý trong thời gian quy định với dung dịch thuốc thử kiềm tại 80 °C và dung dịch axit loãng tại nhiệt độ phòng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11083 (ISO1769), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet - Mã màu
TCVN 7154 (ISO 3819), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Cốc có mỏ.
3 Thuốc thử
3.1 Nước cất hoặc nước khử ion
3.2 Dung dịch tẩy rửa
Pha loãng 50 g tetranatri pyrophosphat (Na4P2O7) và 5 g natri dodexybenzen sulphonat (C18H29SO3Na) trong 1 L nước.
3.3 Axit hyđrocloric [c(HCl) = 2 mol/l], cấp tinh khiết phân tích.
3.4 Axeton (CH3COCH3), tinh khiết.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Cốc có mỏ, dung tích 1 L, theo TCVN 7154 (ISO 3819).
4.2 Kính đậy cốc, đường kính đủ để đậy cốc có mỏ 1 L (4.1).
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11561:2016 (ISO 4794:1982) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Phương pháp đánh giá độ bền hóa của lớp men được sử dụng để mã màu và ghi nhãn bằng màu
- Số hiệu: TCVN11561:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực