Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11466:2016

ISO 18309:2014

TÀU BIỂN VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI - XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ LỰA CHỌN LÒ ĐỐT - HƯỚNG DẪN

Ships and marine technology - Incinerator sizing and selection - Guidelines

Lời nói đầu

TCVN 11466:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 18309:2014.

TCVN 11466:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TÀU BIỂN VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI - XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ LỰA CHỌN LÒ ĐỐT - HƯỚNG DẪN

Ships and marine technology - Incinerator sizing and selection - Guidelines

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các tiêu chí lựa chọn để hỗ trợ người mua trong việc lựa chọn lò đốt phù hợp cho nhu cầu của mình. Tiêu chuẩn này được áp dụng cùng với ISO 13617.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các hệ thống lò đốt trên các tàu có lò đốt đặc biệt, ví dụ để đốt chất thải công nghiệp như hóa chất, chất thải tồn lưu từ quá trình chế tạo, v.v...

2  Tài liệu viện dẫn

 Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 13617, Ships and marine technology - Shipboard Incinerators - Requirements (Tàu biển và công nghệ hàng hải - Lò đốt trên tàu - Các yêu cầu).

International Maritime Organization (IMO), The International Convention for the Prevention of pollution from ships (MARPOL), Annexes V and VI, as amended (Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL), Phụ lục V và VI, bản sửa đi).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Cấp liệu theo mẻ (batch feeding)

Cấp liệu cho lò đốt không liên tục qua đó buồng đốt của lò sẽ bị nguội đi giữa các lần cấp chất thải rắn vào trong buồng đốt.

3.2

Cấp liệu liên tục (continuous feeding)

Dầu cặn được chuyển bằng bơm vào trong buồng đốt của lò đốt một cách liên tục; cũng tương tự, việc tiếp liệu chất thải rắn vào trong buồng đốt bằng một băng tải (băng chuyền) hoặc hệ thống kéo.

3.3

Dầu cặn (sludge oil)

Phần còn lại từ thiết bị phân ly nhiên liệu và dầu bôi trơn, chất thải chứa dầu từ máy móc và các bộ phận thủy lực, từ khay hứng dầu nhỏ giọt và các thiết bị phân ly dầu-nước.

3.4

Hệ thống kéo (sluice system)

Hệ thống cửa trập, qua đó có khả năng nạp liệu chất thải rắn một cách an toàn vào trong buồng đốt trong khi lò đốt đang vận hành và đang ở nhiệt độ cao.

3.5

Chất thải rắn (solid waste)

Rác thải, phế thải, vật liệu bỏ đi có thể đốt cháy được (xem 7.1).

3.6

Chất thải (waste)

Vật liệu không còn cần thiết hoặc không cần sử dụng nữa được thải bỏ.

4  Lựa chọn kích thước lò đốt và vị trí

Một loạt các yếu tố sẽ quyết định sự lựa chọn kích cỡ và kiểu loại lò đốt trên tàu và sự xem xét toàn diện này phải được nêu ra cho từng yếu tố. Vị trí lắp đặt của một đơn vị lò đốt là quan trọng để đảm bảo vận hành chi phí thấp, dễ nạp liệu, dễ lau chùi, v.v... cần xem xét các yếu tố sau đây:

a) Lượng tối đa của từn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11466:2016 (ISO 18309:2014) về Tàu biển và công nghệ hàng hải - Xác định kích thước và lựa chọn lò đốt - Hướng dẫn

  • Số hiệu: TCVN11466:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản