Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11356:2016

THUỐC BẢO QUẢN GỖ - XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CHỐNG NẤM GÂY BIẾN MÀU GỖ - PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness of a preservative treatment against blue stain in wood in service - Laboratory method

Lời nói đầu

TCVN 11356:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 152:2011.

TCVN 11356:2016 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

TCVN 11356:2016 - Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chng nấm gây biến màu gỗ - Phương pháp trong phòng thí nghiệm được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 152:2011 nhưng có sửa đổi tên loài nấm và loài gỗ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Gỗ thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) thay cho gỗ thông Scots (Pinus sylvestris Linnaeus). Loài nấm Sydowia polyspora (Bref. & Tavel) E. Muller là giai đoạn hữu tính của nấm Aureobasidium pullulans (de Bary) Arnaud và chưa tìm thấy ở Việt Nam nên trong tiêu chuẩn chỉ quy định 1 loài nấm Aureobasidium pullulans (de Bary) Arnaud.

THUỐC BẢO QUẢN GỖ - XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CHỐNG NẤM GÂY BIẾN MÀU GỖ - PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness of a preservative treatment against blue stain in wood in service - Laboratory method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hiệu lực ngăn ngừa nấm gây biến màu gỗ của công thức pha chế được xử lý theo phương pháp bảo quản quét, phun, nhúng, tẩm chân không. Tiêu chuẩn cũng được áp dụng trong trường hợp xử lý bảo quản có kết hợp với sơn lót.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các công thức pha chế hoặc các phương pháp bảo quản sau đây:

- Loại A: Công thức pha chế có hoặc không có màu, được sử dụng kết hợp với một loại véc-ni hoặc chất phủ chưa xác định; hoặc:

- Loại B: Công thức pha chế có hoặc không có màu, được sử dụng kết hợp với một loại véc-ni hoặc một chất phủ xác định; hoặc

- Loại C: Công thức pha chế có hoặc không có màu, được sử dụng không có bất kỳ một loại sơn, véc-ni hay lớp phủ nào khác sau đó.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá hiệu lực bảo quản tạm thời của thuốc phòng chống nấm biến màu đối với gỗ tròn và gỗ xẻ còn tươi. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng để xác định hoạt tính kháng nấm của các chất phủ bề mặt gỗ sau khi đã được sơn lót.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho phương pháp bảo quản dùng một công thức pha chế để tẩm sâu, sau đó xử lý bề mặt bằng một công thức pha chế khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851: 1989 (ISO 3696: 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử).

EN 927-6:2006, Paints and varnishes - Coating materials and coating systems for exterior wood - Part 6: Exposure of wood coatings to artificial weathering using fluorescent UV lamps and water (Sơn và véc-ni - Các vật liệu phủ và hệ thống phủ sử dụng cho gỗ ngoài trời-Phần 6: Thử nghiệm hệ ph gỗ với các tác nhân thời tiết nhân tạo bằng đèn huỳnh quang UV và nước).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11356:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ – Phương pháp trong phòng thí nghiệm

  • Số hiệu: TCVN11356:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản