Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11350:2016

VÁN MDF CHẬM CHÁY

Fire retardant medium density fiberboard

Lời nói đầu

TCVN 11350:2016 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, dựa theo GB/T 18958-2003-Fire retardant medium density fiberboard, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

MDF là loại ván có ưu điểm như độ bền cao, khả năng chịu ẩm, chịu mài mòn cao... Vì vậy, hiện nay đang được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là sử dụng trong sản xuất đồ mộc và kiến trúc. MDF chậm cháy là loại ván có được đầy đủ những tính năng của MDF thông thường, ngoài ra nó còn có được khả năng chống cháy cao, phù hợp cho những sản phẩm dùng trong nội thất hoặc dùng trong môi trường dễ bắt lửa. Để tăng cường quản lý sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm ván MDF chậm cháy, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất, việc xây dựng một tiêu chuẩn riêng cho loại sản phẩm này là rất cần thiết.

 

VÁN MDF CHẬM CHÁY

Fire retardant medium density fiberboard

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho ván MDF chậm cháy.

2  Tiêu chuẩn viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu việc dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có);

TCVN 7753: 2007 Ván sợi - ván MDF.

TCVN 7756-6: 2007 Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh.

TCVN 7756-12: 2007 Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định hàm lượng formadehyt.

ASTM D2898-10: Standard Practice for Accelerated Weathering of Fire-Retardant-Treated Wood for Fire Testing (Tiêu chuẩn kiểm tra khả năng cháy của gỗ đã xử lý chậm cháy).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Đặc tính cháy (burning behavior)

Vật liệu, sản phẩm và (hoặc) kết cấu khi cháy hoặc khi gặp lửa phát sinh sự thay đổi hoàn toàn về vật lý và (hoặc) cơ học.

3.2

Khả năng có thể cháy (combustibility)

Trong điều kiện thí nghiệm quy định, vật liệu có đặc tính bắt cháy và duy trì khả năng cháy.

3.3

Tính chậm cháy (difficult - flammability)

Trong điều kiện thí nghiệm quy định, vật liệu khó cháy thành ngọn lửa.

3.4

Mật độ khói (smoke density)

Vật liệu khi cháy phát sinh ra khói, được đo bằng cấp mật độ khói (SDR).

3.5

Ván MDF

Ván sợi được sản xuất theo phương pháp khô từ sợi có độ ẩm nhỏ hơn 20%, có sử dụng keo kết dính.

3.6

Ván MDF chậm cháy

Ván sợi có khả năng chậm cháy.

4  Phân loại và ký hiệu

Phân loại và ký hiệu của ván MDF chậm cháy được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại và ký hiệu của ván MDF chậm cháy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11350:2016 về Ván MDF chậm cháy

  • Số hiệu: TCVN11350:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản