Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11185:2015

ISO 10399:2004

PHÂN TÍCH CẢM QUAN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN - PHÉP THỬ HAI-BA

Sensory analysis - Methodology - Duo-trio test

Lời nói đầu

TCVN 11185:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 10399:2004;

TCVN 11185:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÂN TÍCH CẢM QUAN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN - PHÉP THỬ HAI-BA

Sensory analysis - Methodology - Duo-trio test

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình xác định sự tương đồng hay khác biệt cảm quan có thể cảm nhận được giữa các mẫu của hai sản phẩm. Phương pháp này là quy trình lựa chọn bắt buộc. Phương pháp này được dùng để xác định có sự khác biệt hay không về một thuộc tính cảm quan đơn lẻ hoặc một số thuộc tính.

Phương pháp này kém hiệu quả về mặt thống kê so với phép thử tam giác [mô tả trong TCVN 11184 (ISO 4120)], nhưng dễ thực hiện hơn đối với người thử.

Phương pháp này được áp dụng ngay cả khi chưa biết bản chất của sự khác biệt (không xác định được cả mức độ và chiều hướng khác biệt giữa các mẫu cũng như dấu hiệu về các thuộc tính tạo nên sự khác biệt). Chỉ áp dụng phương pháp này nếu sản phẩm đồng nhất rõ rệt.

Phương pháp này có hiệu quả để:

a) xác định

- sự khác biệt có thể cảm nhận được (phép thử hai-ba đối với sự khác biệt), hoặc

- không có sự khác biệt có thể cảm nhận được (phép thử hai-ba đối với sự tương tự), ví dụ khi có sự thay đổi về thành phần nguyên liệu, quá trình chế biến, bao gói, xử lý hoặc bảo quản;

b) hoặc để chọn lựa, huấn luyện và giám sát người thử.

Hai dạng của phương pháp được mô tả:

- kỹ thuật mẫu chuẩn không đổi, sử dụng khi một sản phẩm là quen thuộc đối với những người thử (ví dụ: mẫu từ sản phẩm thông dụng), và

- kỹ thuật mẫu chuẩn cân bằng, sử dụng khi không có sản phẩm nào quen thuộc hơn sản phẩm còn lại.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 5492:1992 *), Sensory analysis - Vocabulary (Phân tích cảm quan - Thuật ngữ và định nghĩa)

ISO 8589:1988 **),Sensory analysis - General guidance for the design of test rooms (Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung đối với việc thiết kế phòng thử nghiệm)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong ISO 5492 và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1  Rủi ro alpha (alpha-risk)

Rủi ro α (α-risk)

Xác suất khi kết luận rằng có sự khác biệt cảm nhận được khi sản phẩm không có khác biệt.

CHÚ THÍCH: Dạng rủi ro này còn được gọi là sai lầm loại I, mức ý nghĩa hoặc tỷ lệ lỗi dương tính.

3.2  Rủi ro beta (beta-risk)

Ri ro β (β-risk)

Xác suất khi kết luận rằng không có sự khác biệt cảm nhận được khi sản phẩm có khác biệt.

CHÚ THÍCH: Dạng rủi ro này còn được gọi là sai lầm loại II hoặc tỷ lệ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11185:2015 (ISO 10399:2004) về Phân tích cảm quan - Phương pháp luận - Phép thử hai-ba

  • Số hiệu: TCVN11185:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản