Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10938:2015

ISO 10765:2010

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU ĐÀN HỒI - TÍNH NĂNG KÉO

Footwear - Test method for the characterization of elastic materials - Tensile performance

Lời nói đầu

TCVN 10938:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 10765:2010. ISO 10765:2010 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10938:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU ĐÀN HỒI - TÍNH NĂNG KÉO

Footwear - Test method for the characterization of elastic materials - Tensile performance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định một số thông số điển hình của vật liệu đàn hồi có trong giầy dép đạt được từ phép thử độ bền kéo thông qua việc sử dụng đồ thị độ bền/độ giãn dài. Phương pháp thử này có thể áp dụng cho các vật liệu đàn hồi sử dụng trong giầy dép.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép - Môi trường chuẩn đ điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Vật liệu đàn hồi (elastic)

Dải, dây hoặc vải có chứa cao su hoặc chất tương tự cho phép kéo giãn và trở lại hình dạng ban đầu của nó.

CHÚ THÍCH Thông thường, các vật liệu đàn hồi được sử dụng trong mũ giầy, chi tiết má giầy hoặc quai giầy để giữ giầy trên chân.

3.2. Gradien đàn hồi (elastic gradient)

Độ dốc của phần thẳng trên đồ thị, có tính đến chiều rộng.

3.3. Modun (modulus)

Lực cần thiết để kéo giãn dải đàn hồi đến độ giãn quy định, có tính đến chiều rộng.

3.4. Giới hạn độ giãn hữu ích (limit of useful extension)

Giá trị độ giãn của điểm trên đồ thị có độ dốc lớn gấp năm lần giá trị trung bình tại phần đầu tiên của đường cong.

CHÚ THÍCH Điểm bắt đầu xảy ra đồng thời sự kéo giãn các sợi vật liệu dệt và sợi cao su của vật liệu đàn hồi.

3.5. Độ giãn tối đa (maximum resistance extension)

Độ giãn tại điểm tác dụng tải trọng tối đa.

3.6. Độ giãn khi đứt (extension at break)

Độ giãn tại thời điểm làm đứt vật liệu

4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

4.1. Thiết b thử kéo, có vận tốc đầu kéo (100 ± 20) mm/min và (50 ± 10) mm/min và cho phép ghi tự động đồ thị đường tải trọng/độ giãn.

4.2. Thước đo bằng thép, chính xác đến 0,5 mm.

4.3. Máy may, đầu kim hình tròn có kích thước theo hệ mét cỡ 90 s hoặc 70 s, sợi chỉ bằng nylon hoặc polyeste (khoảng 17/3 tex) và tạo được 6 mũi khâu/cm.

4.4. Vải dệt tráng ph polyuretan (PU), dày khoảng 1 mm.

5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu

5.1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10938:2015 (ISO 10765:2010) về Giầy dép - Phương pháp thử tính chất của vật liệu đàn hồi - Tính năng kéo

  • Số hiệu: TCVN10938:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản