Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10720:2015

ISO 9826:1992

ĐO DÒNG CHẤT LỎNG TRONG KÊNH HỞ - MÁNG PARSHALL VÀ SANIIRI

 

Measurement of liquid flow in open channels - Parshall and SANIIRI flumes

Lời nói dầu

TCVN 10720:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 9826:1992;

TCVN 10720:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐO DÒNG CHT LỎNG TRONG KÊNH HỞ - MÁNG PARSHALL VÀ SANIIRI

Measurement of liquid flow in open channels - Parshall and SANIIRI flumes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp đo lưu lượng chất lỏng trong các kênh hở (đặc biệt là trong các kênh tưới) bằng cách sử dụng máng Parshall và SANIIRI với điều kiện dòng thay đổi chậm hoặc ổn định.

Các máng này được thiết kế để có thể hoạt động trong điều kiện chảy tự do và tràn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

ISO 772:1988, Hydrometric determinations - Vocabulary and symbols (Đo đạc thủy văn - Từ vựng và kí hiệu).

3. Định nghĩa và kí hiệu

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 772 và các thuật ngữ định nghĩa sau.

Máng Parshall (Parshall flume)

Máng đo có đầu vào hội tụ, đáy ngang, phần cổ ngắn có đáy dốc xuống với độ dốc 3:8 và đầu ra phân kỳ đáy chếch lên với độ dốc 1:6

3.2. Máng SANIIRI (Saniiri flume)

Máng đo có đầu vào hội tụ, đáy ngang, độ dốc phía dòng ra và các thành vuông góc để kết nối máng với kênh phía dòng ra.

4. Lựa chọn kiểu máng

4.1. Việc lựa chọn sử dụng máng Parshall hay SANIIRI dựa trên một số hệ số như là phạm vi lưu lượng cần đo, cột áp, giới hạn modul và hệ số tràn lớn nhất, các đặc tính của kênh hoặc máng, tổn hao áp cho phép qua máng, khả năng nạo vét lòng kênh và cấp nước tại đó, độ chính xác cần thiết của phép đo, dòng chảy có bùn cát hay không, điều kiện vận hành cần phải sử dụng cả máng cố định lẫn máng di động và các xem xét về mặt kinh tế.

4.2. Máng Parshall có tiết diện hình chữ nhật và phạm vi độ rộng của phần cổ thay đổi từ rất nhỏ (0,0254 m) đến lớn (15 m và lớn hơn).

Máng Parshall cỡ trung bình có độ rộng của phần cổ nằm trong khoảng từ 0,15 m đến 2,5 m, chúng thích hợp và hay được sử dụng nhất để đo dòng chảy có lưu lượng nằm trong khoảng từ 0,0015 m3/s đến 4,0 m3/s; vì thế chúng được khuyến nghị trong tiêu chuẩn này là “cấu trúc tiêu chuẩn”.

Máng Parshall lớn có độ rộng của phần cổ nằm trong khoảng từ 3 m đến 15 m, thiết kế của nó thay đổi tùy theo kích thước của máng, chúng phù hợp để đo dòng chảy có lưu lượng nằm trong khoảng 0,75 m3/s đến 93 m3/s.

Một trong các tính năng vượt trội của máng Parshall là làm việc hiệu quả tại các hệ số tràn cao với tổn hao áp thấp, điều này khiến máng đặc biệt thích hợp đối với các phép đo dòng trong các kênh có độ dốc đáy nhỏ. Tuy nhiên thiết kế phức tạp của máng (xem Hình 1) làm giảm bớt phần nào các ưu điểm mà nó mang lại.

4.3. Máng SANIIRI có tiết diện hình chữ nhật, đáy ngang và tiết diện của đầu ra có độ rộng từ 0,3 m đến 1,0 m. Máng thích hợp đối với phép đo dòng có lưu lượng nằm trong khoảng 0,03

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10720:2015 (ISO 9826:1992) về Đo dòng chất lỏng trong kênh hở - Máng Parshall và Saniiri

  • Số hiệu: TCVN10720:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản