ĐO ĐẠC THỦY VĂN - HIỆU CHUẨN ĐỒNG HỒ ĐO DÒNG TRONG BỂ HỞ HÌNH TRỤ
Hydrometry- Calibration of current-meters in straight open tanks
Lời nói đầu
TCVN 10717:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 3455:2007;
TCVN 10717:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐO ĐẠC THỦY VĂN - HIỆU CHUẨN ĐỒNG HỒ ĐO DÒNG TRONG BỂ HỞ HÌNH TRỤ
Hydrometry- Calibration of current-meters in straight open tanks
Tiêu chuẩn này quy định quy trình hiệu chuẩn đồng hồ đo dòng kiểu quay cũng như loại cảm biến tĩnh (hay còn gọi là kiểu điện từ) trong bể hở hình trụ. Tiêu chuẩn cũng quy định loại bể, cách dịch chuyển thiết bị đo và các thiết bị được sử dụng cũng như phương pháp trình bày kết quả đo.
Qui trình này không tính đến các khác biệt có thể có giữa tính năng của đồng hồ đo dòng chuyển động trong nước tĩnh và tính năng của đồng hồ đo dòng đặt cố định trong dòng chảy rối.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 722, Hydrometric determinations - Vocabulary and symbols (Tính toán trong đo đạc thủy văn - Từ vựng và ký hiệu)
ISO 2537, Hydrometry - Rotating-element current-meters (Đo đạc thủy văn - Đồng hồ đo dòng kiểu quay)
Tiêu chuẩn áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 772.
Hiệu chuẩn một đồng hồ đo dòng có nghĩa là xác định bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa vận tốc chất lỏng và tốc độ quay của rô to hoặc vận tốc được hiển thị trực tiếp trên đồng hồ đo dòng. Vì vậy, đồng hồ đo dòng được đặt trên một bàn trượt và nằm chìm trong nước tĩnh được chứa trong bể chứa hình trụ có tiết diện đồng đều và bàn trượt chuyển động với các tốc độ ổn định. Đo đồng thời tốc độ của bàn trượt và tốc độ quay của rô to hoặc vận tốc được hiển thị trên đồng hồ đo dòng. Nếu là đồng hồ đo dòng kiểu quay, hai thông số này được liên quan với nhau bằng một hoặc nhiều công thức với các giới hạn về độ tin cậy được chỉ rõ. Nếu là đồng hồ đo dòng loại cảm biến tĩnh, vận tốc được chỉ ra trên màn hình được so sánh với tốc độ bàn trượt tương ứng để xác định sai số trong phép đo.
5. Tiêu chí thiết kế trạm hiệu chuẩn
5.1. Kích thước của bể đo (bể hiệu chuẩn)
5.1.1. Qui định chung
Kích thước của bể hiệu chuẩn cũng như số lượng và vị trí tương ứng của đồng hồ đo dòng trong tiết diện bể được lựa chọn sao cho các kết quả kiểm tra không bị ảnh hưởng.
5.1.2. Độ đài
Độ dài của bể hiệu chuẩn bao gồm các phần tăng tốc, ổn định, đo và giảm tốc.
Độ dài của các phần tăng tốc và giảm tốc tùy thuộc vào thiết kế của bàn trượt, độ dài phần tăng tốc và giảm tốc lớn nhất khi trọng tải thiết bị lớn nhất và tốc độ cực đại khi kéo trọng tải dọc bể hiệu chuẩn. Các quy định về an toàn đối với bàn trượt cần được lưu ý khi tính toán độ dài của phần giảm tốc. Độ dài của đoạn đo phải có kích thước đảm bảo sai số hiệu chuẩn do sự kh
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10717:2015 (ISO 3455:2007) về Đo đạc thủy văn - Hiệu chuẩn đồng hồ đo dòng trong bể hở hình trụ
- Số hiệu: TCVN10717:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực