HÀ NỘI - 2003
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 82 : 2003 Bột giấy – Ước lượng độ bụi được biên soạn dựa theo Tiêu chuẩn TAPPI T 213 om – 97
24TCN 82 : 2003 do Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô biên soạn; Vụ khoa học công nghệ trình duyệt; Bộ Công nghiệp ra quyết định ban hành số 212 / 2003 / QĐ - BCN ngày 09 tháng 12 năm 2003.
1. Mục đích và phạm vi áp dụngTiêu chuẩn này quy định phương pháp ước lượng độ bụi trong bột giấy mới và bột giấy tái chế dưới dạng các đốm có diện tích màu đen tương đương với đồ thị ước lượng kích thước bụi TAPPI.
Phương pháp này được dùng để ước lượng độ bụi giúp cho các nhà máy lựa chọn loại bột giấy thích hợp cho sản xuất giấy in và giấy viết.
2. Tiêu chuẩn viện dẫnTCVN 4360 : 2001 Bột giấy – Lấy mẫu thử nghiệm.
3. Định nghĩa3.1 BụiBụi là các phần tử ngoại lai không phải là xơ sợi bột giấy có trong tờ bột giấy mà khi kiểm tra bằng ánh sáng phản xạ, ánh sáng không đi qua, có màu sắc tương phản với phần còn lại của tờ bột giấy và có diện tích màu đen tương đương 0,04 mm2 hoặc lớn hơn.
3.2 Diện tích màu đen tương đươngDiện tích màu đen tương đương của các hạt bụi xác định theo diện tích của các đốm tròn trên nền trắng của đồ thị ước lượng độ bụi TAPPI.
Chú thích : Diện tích màu đen tương đương ước lượng được của hạt bụi màu xám hoặc có màu khác nhỏ hơn diện tích thực của chúng, ngược với khi cường độ màu của chúng tương phản mạnh với màu nền. Như vậy, diện tích màu đen tương đương của đốm đen trong bột giấy chưa tẩy trắng được coi là nhỏ hơn diện tích thực vì ngoại quan của chúng không rõ ràng như khi ở trong bột giấy tẩy trắng.
4. Thiết bị, dụng cụ4.1 Đồ thị ước lượng kích thước bụi (hình 1)Đồ thị là một tấm ảnh kích thước khoảng 89 mm x 127 mm, có một loạt các đốm tròn đen với các diện tích khác nhau trên nền trắng, hệ số phản xạ ánh sáng ở bước sóng 457 nm của nền trắng là 81,5 ± 1% và các đốm đen là 2,4 ± 0,4 %. Theo Graff tất cả các đốm tròn trên đồ thị hiện nay, trừ danh sách liệt kê, có độ chính xác trong khoảng 10% hoặc 0,005 mm2. Với độ chính xác đặc biệt, diện tích chỉ định được thay đổi và ghi trong ngoặc đơn : 1,00 (1,08); 0,80 (0,76); 0,60 (0,58); 0,40 (0,42); 0,30 (0,31); 0,25 (0,26); 0,20 (0,21); 0,15 (0,16); 0,10 (0,11); 0,09 (0,10).
Đồ thị là bản photocopy,hoặc bọc plastic không cho kết quả tương đương và không được sử dụng trong phương pháp này.
Khi cần độ chính xác cao, kích thước hạt được đo trên kính hiển vi và hiệu chỉnh theo hệ số phóng đại.
Hình 1 - Đồ thị ước lượng kích thước bụi TAPPI
4.2 Sự chiếu sángÁnh sáng trắng hoặc tự nhiên được chỉnh hợp để có độ sáng trên các mẫu thử khoảng 535 Im/m2 (50 fc). Vì ánh sáng ảnh hưởng như nhau đến ngoại quan của các hạt bụi và các đốm tròn so sánh trên đồ thị, nên không dùng ánh sáng mạnh. Đối với các tờ bột giấy không phẳng, đặt nguồn sáng ở vị trí để không tạo ra bóng của nó.
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫuLấy mẫu theo TCVN 4360: 2001 .
5.1 Bột giấy ở dạng tấmLấy ít nhất là 10 tờ, thích hợp nhất là 20 tờ hoặc nhiều hơn; mỗi tờ có diện tích của mỗi mặt tối thiểu là 1500 cm2. Các tờ được lấy từ kiện bột giấy là thích hợp.
5.2 Bột giấy ở dạng miếngLấy đủ số lượng các miếng bột giấy có đường kính 75 mm hoặc 100 mm. Chia các miếng mẫu thành 10 nhóm, mỗi nhóm có tổng diện tích tối thiểu là 570 cm2 hoặc lớn hơn. Có thể lấy các miếng mẫu có diện tích nhỏ hơn, nhưng lượng mẫu thử cần lấy phải nhiều hơn.
5.3 Bột giấy ở dạng huyền phùXeo mẫu bột giấy thành tờ bằng phễu lọc Buchner hoặc trên máy xeo tờ. Định lượng tờ mẫu tối thiểu là 200 g/m2 và số lượng tờ sao cho có tổng diện tích không nhỏ hơn 4000 cm2 cho cả hai mặt.
Dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu phải được rửa sạch trước khi sử dụng. Làm khô các tờ mẫu trong bất kỳ thiết bị nào thích hợp, không được để các tờ mẫu nhiễm bẩn.
5.4 Bột giấy ở dạng các mảnh vụnĐánh tơi mẫu trong nước và xeo thành tờ mẫu như 4.3.
<Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407: 2001 về bột giấy - xác định độ khô do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4361:2002 về bột giấy – xác định trị số kappa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 81:2000 về bột giấy, giấy và cáctông thông dụng - Thuật ngữ do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407:1987 về Bột giấy (xenluylo) - Phương pháp xác định độ khô do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4408:1987 về Bột giấy (xenluylô) - Phương pháp xác định độ nghiền
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7072:2002 về Bột giấy - Xác định độ nhớt giới hạn bằng dung dịch Etylendamin(CED) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 212/2003/QĐ-BCN ban hành tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4360:2001 (ISO 7213:1981) về bột giấy - lấy mẫu để thử nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407: 2001 về bột giấy - xác định độ khô do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4361:2002 về bột giấy – xác định trị số kappa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 81:2000 về bột giấy, giấy và cáctông thông dụng - Thuật ngữ do Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407:1987 về Bột giấy (xenluylo) - Phương pháp xác định độ khô do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4408:1987 về Bột giấy (xenluylô) - Phương pháp xác định độ nghiền
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7072:2002 về Bột giấy - Xác định độ nhớt giới hạn bằng dung dịch Etylendamin(CED) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 82:2003 về bột giấy – Ước lượng độ bụi do Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 24TCN82:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 09/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định