Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ - QUI ĐỊNH SAI SỐ VÀ LÀM TRÒN SỐ ĐỐI VỚI KÍCH THƯỚC, KHỐI LƯỢNG
SAI SỐ CHO PHÉP VÀ QUI ĐỊNH LÀM TRÒN SỐ ĐỐI VỚI KÍCH THƯỚC, KHỐI LƯỢNG CỦA PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
( Ban hành theo quyết định số: 1143/BGTVT-KHCN ngày 18/04/ 2001 của Bộ truởng Bộ Giao thông vận tải )
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng khi đo các loại kích thước và khối lượng để kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu chất lượng kỹ thuật của phương tiện cơ giới đường bộ.
1.2. Các cơ sở sản xuất và lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ căn cứ vào tiêu chuẩn này để kiểm tra đánh giá và nghiệm thu xuất xưởng các sản phẩm của mình.
TCVN 6211 : 1996 (ISO 3833 : 1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6528 : 1999 (ISO 612 : 1978) Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6529 : 1999 (ISO 1176 : 1990) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu.
ISO 6725-1981: Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước của mô tô và xe máy 2 bánh - Thuật ngữ và định nghĩa (Road vehicles - Dimensions of two wheeled mopeds and motorcycles - Terms and definitions).
ISO 6726-1988: Mô tô và xe máy 2 bánh - Khối lượng - Thuật ngữ (Mopeds and motorcycles with two wheels - Masses - Vocabulary).
3. Qui định về kích thước và đơn vị đo
3.1. Ô tô
Kích thước theo chiều dài (L): chiều dài toàn bộ, chiều dài cơ sở, chiều dài đầu xe, chiều dài đuôi xe.
Kích thước theo chiều rộng (B): chiều rộng toàn bộ, vết bánh xe trước, vết bánh xe sau.
Kích thước theo chiều cao (H): chiều cao toàn bộ, khoảng sáng gầm xe. Chú thích: Các kích thước được định nghĩa theo TCVN 6528 : 1999 (xem hình 1).
3.2. Mô tô, xe máy
1) Chiều dài toàn bộ (L): Khoảng cách giữa 2 mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe và tiếp xúc với điểm đầu và điểm cuối xe. Tất cả các bộ phận của xe, kể cả các phần nhô ra phía trước và sau phải nằm giữa 2 mặt phẳng này.
2) Chiều rộng toàn bộ (B): Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc xe và tiếp xúc với hai bên của xe. Tất cả các phần của xe, đặc biệt các phần được lắp đặt nhô ra hai bên, phải nằm giữa hai mặt phẳng này, trừ gương.
3) Chiều cao toàn bộ (H): Khoảng cách giữa mặt tựa của xe và mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với phần cao nhất của xe. Tất cả các phần lắp đặt của xe phải nằm giữa hai mặt phẳng này, trừ gương.
4) Chiều dài cơ sở (Lcs): Khoảng cách giữa các hình chiếu, trên mặt tựa của xe của các mặt phẳng vuông góc đi qua các tâm của các bánh xe.
5) Chiều dài đầu xe (Lđx): Khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng, ngang xe đi qua tâm của bánh xe trước và điểm đầu cùng của xe, bao gồm tất cả các bộ phận được lắp cứng vào xe.
6) Chiều dài đuôi xe (Lđ): Khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng, ngang xe đi qua tâm bánh xe sau và điểm sau cùng của xe, bao gồm cả biển số hoặc giá lắp đặt và tất cả các bộ phận được lắp cứng vào xe.
7) Khoảng sáng gầm xe (Hg): Khoảng cách giữa mặt tựa của xe và điểm thấp nhất của xe nằm giữa 2 bánh, trừ các bánh xe. Đối với xe máy có bàn đạp, phép đo có thể được thực hiện đối với bàn đạp tại vị trí thấp nhất của nó khi sử dụng và trong trường hợp này khoảng sáng gầm xe là khoảng cách giữa bề mặt thấp nhất của bàn đạp và mặt tựa của xe. Không được đo từ điểm thấp nhất của chắn bùn.
Chú thích:
- Các kích thước được định nghĩa theo ISO 6725-1981: Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước của mô tô và xe máy 2 bánh - Thuật ngữ và định nghĩa (xem hình 2)
- Quy
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7347:2003 về cáp hạ áp dùng cho phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6528:1999 (ISO 612 : 1978) về phương tiện giao thông đường bộ - kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6529:1999 (ISO 1176 : 1990) về phương tiện giao thông đường bộ - khối lượng - thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 275:2001 về phương tiện cơ giới đường bộ - quy định sai số và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 22TCN275:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra