- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:1991 về kết cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4116:1985 về công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4253:1986 về nền các công trình thủy công - tiêu chuẩn thiết kế
- 4Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 45:1978 về tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
- 5Tiêu chuẩn ngành 22 TCN207:1992 về công trình bến cảng biển
- 6Tiêu chuẩn ngành 22TCN 18:1979 về quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765:1975 về Thép cacbon kết cấu thông thường - Mác thép và yêu cầu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 57:1973 về Thiết kế tường chắn các công trình thủy công
CÔNG TRÌNH BẾN CẢNG SÔNG - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
1.1. Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế mới và thiết kế cải tạo các công trình bến của cảng sông và của nhà máy đóng mới hoặc sửa chữa tàu sông (sau đây gọi chung là công trình bến cảng sông).
Ghi chú:
1. Cảng sông là cảng tiếp nhận các tàu sông hoặc tàu pha sông biển.
2. Ngoài các yêu cầu của Tiêu chuẩn này, khi thiết kế các công trình bến cảng sông cần tuân thủ những yêu cầu của các TCVN và TCN có liên quan (xem Phụ lục 1). Trong trường hợp chưa có các TCVN và TCN thích ứng hoặc đối với các công trình liên doanh với nước ngoài thì được phép sử dụng các tài liệu tiêu chuẩn nước ngoài, nhưng phải được sự thỏa thuận của cấp xét duyệt đồ án.
3. Đối với các công trình bến cảng sông sẽ xây dựng trong vùng có cấp động đất từ 7 trở lên, vùng đất lún, vùng có castơ và những vùng có các điều kiện đặc biệt khác thì khi thiết kế phải xem xét thêm những yêu cầu của các tài liệu tiêu chuẩn tương ứng, hoặc dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu riêng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Những yêu cầu chung về vật liệu xây dựng và về trang thiết bị của bến, cũng như những yêu cầu riêng về thiết kế, tính toán cho từng kiểu loại kết cấu bến có thể lấy trong các chương tương ứng của 22 TCN-207.92 “Công trình bến cảng biển. Tiêu chuẩn thiết kế”.
1.2. Việc chọn địa điểm xây dựng bến, bố trí các thiết bị công nghệ, đường giao thông, kho bãi, xác định cấp tải trọng khai thác, loại tàu tính toán v.v…phải thực hiện theo tiêu chuẩn thiết kế công nghệ của cảng (hoặc nhà máy), đồng thời căn cứ vào đặc điểm riêng của công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
1.3. Khi thiết kế công trình bến cảng sông từ cấp III trở lên theo quy định phân cấp ở Chương 2 dưới đây phải trù định việc bố trí các thiết bị đo đạc kiểm tra để quan trắc diễn biến của công trình và nền trong thời gian khai thác.
1.4. Nếu áp dụng kết cấu mới cho công trình bến cảng sông thì trong đồ án thiết kế nên trù định xây dựng trước một đoạn bến thực nghiệm để tiến hành nghiên cứu trên thực địa.
1.5. Các bước thiết kế, thành phần và nội dung đồ án thiết kế phải phù hợp với các yêu cầu của “Điều lệ về lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng”.
1.6. Để thiết kế một công trình bến cảng sông cần có các tài liệu sau đây:
1. Tài liệu địa hình – địa mạo có ghi rõ vị trí các phao tiêu biển báo chí luồng, các bình đồ đo sâu nhiều năm trên đoạn sông để phân tích diễn biến luồng lạch và quá trình bồi xói ở địa điểm xây dựng bến.
2. Các đặc trưng địa chất công trình của khu vực xây dựng: các mặt cắt địa tầng, đặc trưng cơ lý của đất nền và đất đắp; tài liệu về động đất, các hiện tượng castơ, trượt, lún; tính xâm thực của nước ngầm và nước mặt đối với vật liệu xây dựng, các điều kiện địa thủy văn.
3. Các đặc trưng của khí tượng – thủy văn công trình tại địa điểm xây dựng: cao độ mực nước mùa khô và mùa lũ; các đường biểu diễn tần suất và suất bảo đảm mực nước theo tài liệu quan trắc nhiều năm; chế độ gió.
4. Các số liệu đã xác định trong phần thiết kế công nghệ cảng: đặc trưng của các loại tàu tính toán sẽ neo đậu ở bến, cấp tải trọng tính toán, đặc trưng của các thiết bị nâng cẩu – vận chuyển và hàng hóa xếp trên bến.
5. Các tài liệu về điều kiện thi công: năng lực của các đơn vị thi công, nguồn vật tư và vật liệu xây dựng, kể cả nguồn cung cấp các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn.
1.7. Ngoài những yêu cầu chung, trong đồ án thiết kế bến cảng sông cần ghi rõ:
- Yêu cầu về chất lượng và độ chặt của đất đắp lòng bến;
- Phương pháp đầm lèn đất đắp và kiểm tra độ chặt trong quá trình đắp đất;
- Trình tự lắp dựng kết cấu và đắp lòng bến để đảm bảo độ ổn định và độ bền của cả công trình cũng như của từng cấu kiện trong thời gian thi công và khai thác bến;
- Các khuyến nghị về chống ăn mòn vật liệu cho các cấu kiện công trình;
- Các tài liệu tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu công trình cần phải t
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:1991 về kết cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4116:1985 về công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4253:1986 về nền các công trình thủy công - tiêu chuẩn thiết kế
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 45:1978 về tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
- 6Tiêu chuẩn ngành 22 TCN207:1992 về công trình bến cảng biển
- 7Tiêu chuẩn ngành 22TCN 18:1979 về quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765:1975 về Thép cacbon kết cấu thông thường - Mác thép và yêu cầu kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 57:1973 về Thiết kế tường chắn các công trình thủy công
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 219:1994 về Công trình bến cảng sông - Tiêu chuẩn thiết kế
- Số hiệu: 22TCN219:1994
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1994
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định