Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 207 – 92

CÔNG TRÌNH BẾN CẢNG BIỂN

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

1. NGUYÊN TẮC CHUNG

1.1. Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế các công trình bến của cảng biển và của nhà máy sửa chữa tàu biển.

Tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu chung về thiết kế các công trình bến cố định và các yêu cầu riêng về thiết kế các kiểu bến tường góc, khối xếp, tường cừ một tầng neo và bệ cọc cao.

Ghi chú:

1. Ngoài các yêu cầu của Tiêu chuẩn này, khi thiết kế các công trình bến phải thỏa mãn những yêu cầu của các TCVN và TCN có liên quan. Trong trường hợp chưa có TCVN và TCN thích ứng thì được phép tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn của nước ngoài.

2. Khi thiết kế công trình bến cảng trong vùng có cấp động đất từ 7 trở lên, vùng đất lún, đất trương nở, đất than bùn, đất san hô, vùng đất dễ sụt trượt, vùng có castơ cũng như trong những vùng có các điều kiện đặc biệt khác cần phải xét thêm những yêu cầu của các tài liệu tiêu chuẩn tương ứng. Nếu không có các tài liệu tiêu chuẩn đó thì phải dựa trên cơ sở nghiên cứu riêng trong từng trường hợp.

3. Trong khi chưa có Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng sông có thể vận dụng các quy định này để thiết kế các công trình bến của cảng sông và của nhà máy sửa chữa tàu sông nhưng cần có luận cứ đầy đủ về những đặc điểm riêng của bến tàu sông (cấp công trình, mực nước tính toán, hoạt tải trên bến v.v…)

1.2. Các bước thiết kế, thành phần và nội dung đồ án thiết kế phải phù hợp với các yêu cầu của “Điều lệ về lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng”.

1.3. Khi thiết kế công trình bến cần có các tài liệu xuất phát phù hợp với: tổng mặt bằng và phần công nghệ của đồ án, các điều kiện tự nhiên ở khu vực xây dựng và các điều kiện thi công (theo các điều 1.4 đến 1.6).

1.4. Mặt bằng vị trí bến được xác định từ mặt bằng tổng thể của đối tượng xây dựng (cảng, nhà máy sửa chữa tàu v.v…) Khi lập đồ án phần công trình thủy phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên mà điều chỉnh cho hợp lý vị trí tuyến mép bến trên mặt bằng.

Các số liệu ban đầu để thiết kế công trình bến được xác định từ phần công nghệ của đồ án bao gồm:

- Chiều dài bến;

- Cao độ đáy trước bến;

- Cao độ mép bến;

- Cấp tải trọng khai thác;

- Loại tàu tính toán;

- Các yêu cầu riêng đối với bến.

1.5. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình khu vực xây dựng cần cho thiết kế bao gồm:

a. Tài liệu địa hình;

b. Tài liệu thủy đạc;

c. Tài liệu khí tượng thủy văn;

d. Tài liệu sinh vật học: có hay không có các loại hà gỗ, mức độ hoạt động của chúng, tình hình gỗ mục ở các cao độ khác nhau, các sinh vật cần bảo vệ;

e. Tài liệu địa chất và địa chất thủy văn;

g. Tài liệu về động đất (có xét cấp động đất theo vi phân vùng), các hiện tượng castơ, trượt, lún trên khu vực xây dựng.

1.6. Các tài liệu về điều kiện thi công cần phải có:

a. Khả năng thi công của đơn vị xây dựng (các cơ sở sản xuất, vị trí và đặc điểm của chúng, các loại cần cẩu và thiết bị thi công khác);

b. Vị trí các xí nghiệp chế tạo các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép, công suất của chúng, mức độ sử dụng công suất, khả năng công nghệ;

c. Sự liên hệ vận tải của khu vực xây dựng với các kho hàng và nhà máy cung ứng, với các địa điểm sản xuất vật liệu xây dựng địa phương;

d. Các vật liệu xây dựng địa phương (chủng loại, số lượng và chất lượng, điều kiện khai thác và vận chuyển).

2. PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH BẾN

2.1. Công trình bến cảng biển có thể là công trình vĩnh cửu hoặc công trình tạm.

Công trình vĩnh cửu là công trình làm ra để sử dụng lâu dài.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22 TCN207:1992 về công trình bến cảng biển

  • Số hiệu: 22TCN207:1992
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1992
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản