Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 82 - 1995

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT KHOAN PHỤT XI MĂNG VÀO NỀN ĐÁ

Nhóm D

14 TCN 82 - 1995

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT KHOAN PHỤT XI MĂNG VÀO NỀN ĐÁ

Hydraulic structure - Standard of drilling and grouting into rock foundation

1 - QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với việc khoan phụt xi măng vào nền đá của công trình thủy lợi nhằm mục đích:

- Tạo màn chống thấm;

- Gia cố bề mặt của nền đá để tăng sức chịu tải và độ chống thấm;

- Giảm các đặc tính biến dạng của đá.

1.2. Tiêu chuẩn này được áp dụng trong các điều kiện tự nhiên sau:

- Nền công trình là đá cứng hoặc nửa cứng bị nứt nẻ và có độ mở rộng khe nứt trong phạm vi từ 0,1 đến 10mm;

- Lượng mất nước đơn vị trong phạm vi từ 0,01 l/phút/m2 đến 10 l/phút/m2 (1 luy-giông đến 1000 luy-giông) và vận tốc chuyển động của nước ngầm nhỏ hơn 2400 m/ngày đêm;

- Thành phần hóa học của nước ngầm không phá hoại quá trình ninh kết và đông cứng của dung dịch vữa xi măng.

1.3. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với việc khoan phụt dung dịch vữa xi măng không ổn định.

2 - CÁC ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

2.1. Cần bố trí đủ diện mặt bằng cho công nghệ thi công khoan phụt.

Khi tiến hành khoan phụt từ các hành lang ngầm thì hành lang đó phải có chiều cao đủ để bố trí các thiết bị khoan và các máng dẫn mùn khoan, thiết bị xói rửa để vận chuyển mùn khoan ra nơi tập trung.

2.2. Việc khoan phụt xi măng phải được thực hiện trước khi dâng nước.

Trường hợp thi công khi đã dâng cột nước trước công trình thì phải xem xét ảnh hưởng của việc nâng cột nước gây ra.

2.3. Phải kết thúc việc phụt xi măng trước khi thi công các công trình tiêu nước của nền trong phạm vi ảnh hưởng hoặc phải có biện pháp để ngăn ngừa các công trình tiêu nước bị lấp tắc bởi dung dịch phụt.

Khi khoan phụt qua các công trình bê tông có khớp nối phải có biện pháp che chắn không để cho dung dịch xi măng xâm nhập vào làm cứng các khớp nối.

2.4. Khi phụt vào lớp đá dưới nền, thông thường phải có một lớp gia tải bên trên. Lớp gia tải này phải bảo đảm sao cho khi tiến hành phụt với áp lực thiết kế không bị gãy nứt, dung dịch phụt không chảy ra bề mặt hoặc chảy vào lớp gia tải. Lớp gia tải có thể là lớp đá thiên nhiên hoặc tấm bê tông.

Nếu lớp trên mặt là nham thạch không ổn định thì phải đặt các ống chèn qua phạm vi lớp này và phải đổ vữa xi măng vào khoảng trống bên ngoài ống.

Không cần bố trí lớp gia tải nếu áp lực phụt không lớn hơn 0,2-0,5 MPA và nền công trình là đá nguyên khối, ít nứt nẻ và khi phụt thử nghiệm cho kết quả tốt.

3 - PHỤT THỬ NGHIỆM

3.1. Trước khi thi công cần phải phụt thử nghiệm.

Mục đích của việc phụt thử nghiệm là để hiệu chỉnh lại các thông số của thiết kế (khoảng cách các hố khoan, nồng độ dung dịch, áp lực phụt v.v...) trước khi tiến hành phụt đại trà.

Vị trí các hố khoan phụt thử nghiệm được chọn trong các hố khoan có trong đồ án thiết kế.

3.2. Trường hợp trong đồ án thiết kế có dự kiến kiểm tra chất lượng phụt bằng các phương pháp địa vật lý, hoặc các biện pháp khác v.v... thì trong đợt phụt thử nghiệm cũng tiến hành kiểm tra chất lượng các phương pháp đó để rút ra các chỉ tiêu đánh giá.

4 - TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH PHỤT

4.1. Việc phụt xi măng được tiến hành theo từng hàng, đánh số thứ tự từ hạ lưu đến thượng lưu.

Các hố

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 82:1995 về Công trình thủy lợi - Tiêu chuẩn kỹ thuật khoan phụt xi măng vào nền đá

  • Số hiệu: 14TCN82:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 24/01/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản