Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 157:2005

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN
(ban hành theo Quyết định số 3060/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong công tác thiết kế mới, thiết kế sửa chữa nâng cấp Đập đất các loại từ cấp I đến cấp V (theo TCXDVN 285-2002) được thi công theo phương pháp đầm nén (gọi chung là Đập đất đầm nén)

1.1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng bắt buộc trong các bước thiết kế của các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Nội dung và mức độ thiết kế thực hiện theo các quy định có liên quan trong tiêu chuẩn “Thành phần, nội dung và khối lượng lập các dự án đầu tư thủy lợi (14 TCN-118-2002)” và “Tiêu chuẩn thành phần, nội dung và khối lượng lập thiết kế công trình thủy lợi (14 TCN-119-2002)”.

Tiêu chuẩn này cũng có thể dùng để sơ bộ xác định các thông số cơ bản của Đập đất trong giai đoạn quy hoạch khai thác nguồn nước.

1.2. Định nghĩa và phân loại đập đất

1.2.1. Định nghĩa

Đập đất đầm nén là đập xây dựng bằng các loại đất (kể cả vật liệu đào từ các hố móng công trình, các loại đá phong hóa mạnh, phong hóa hoàn toàn) được thi công bằng phương pháp đầm nén có tác dụng dâng và giữ nước nhưng không cho phép để nước tràn qua.

1.2.2. Phân loại Đập đất

1. Theo kết cấu mặt cắt ngang Đập

a. Đập đồng chất: Đập được đắp chủ yếu bằng một loại đất có cùng nguồn gốc có các đặc trưng cơ lý lực học gần giống nhau.

b. Đập nhiều khối: Đập được đắp bằng nhiều loại đất không có cùng nguồn gốc, có đặc trưng cơ lý lực học không giống nhau được sắp xếp thành nhiều khối (2, 3 hoặc 4, 5 khối).

c. Đập có tường lõi chống thấm bằng vật liệu mềm hoặc cứng.

d. Đập có tường nghiêng chống thấm thượng lưu bằng vật liệu mềm hoặc cứng.

2. Theo yêu cầu chống thấm ở nền kết hợp chống thấm thân đập, có các dạng mặt cắt

a. Đập có sân phủ kết hợp tường nghiêng hoặc tường lõi chống thấm.

b. Đập có chân khay kết hợp tường lõi chống thấm hoặc tường nghiêng chống thấm.

c. Đập có màng phụt vữa chống thấm kết hợp tường lõi chống thấm.

d. Đập có tường hào chống thấm (vật liệu mềm hoặc cứng), thường kết hợp với lõi chống thấm.

3. Theo tính chất của nền Đập

a. Đập đất trên nền đá.

b. Đập đất trên nền không phải là đá, có thể phân theo nền mềm và nền cứng.

- Nền cứng là nền đá phong hóa vừa, nhẹ, tươi.

- Nền mềm là nền đá phong hóa mạnh và đất

4. Theo chiều cao đập, được phân ra

Đập rất cao – đập cao – đập vừa và đập thấp.

Phạm vi xác định loại đập phụ thuộc chiều cao lớn nhất của đập và tính chất đất nền (theo bảng 2-2-2 trong “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam – Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế” – TCXDVN 285 – 2002).

1.2.3. Một số từ ngữ và thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn

1. Mức độ áp dụng tiêu chuẩn

- “Phải”, “cần phải”: có ý nghĩa “bắt buộc tuân thủ”.

- Cần: có ý nghĩa “Nói chung phải tuân thủ” trừ trường hợp cá biệt (khi có luận chứng rõ tính không hợp lý).

- “Nên” hoặc “có thể”: có ý nghĩa “khuyến cáo”.

2. Điều kiện làm việc của Đập đất.

a. Làm việc bình thường:

- Thời kỳ thấm ổn định, ứng với mực nước hồ nằm trong phạm vi từ mực nước dâng bình thường (MNDBT), đến mực nước chết (MNC).

- Hồ ở mực nước lớn nhất thiết kế (MNLTK) có xét đến điều kiện rút nước nhanh phát sinh do khai thác bình thường.

b. Làm việc không bình thường: Một trong các trường hợp sau:

- Thời kỳ thi công.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 157:2005 về thiết kế đập đất đầm nén do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Số hiệu: 14TCN157:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 04/11/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản