Design standard for compacted earth dam
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong công tác thiết kế mới, thiết kế sửa chữa nâng cấp Đập đất các loại từ cấp I đến cấp V theo phân cấp đập đất trong các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn hiện hành, được thi công theo phương pháp đầm nén (gọi chung là Đập đất đầm nén).
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các bước thiết kế của các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Nội dung và mức độ thiết kế thực hiện theo các quy định có liên quan trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn (nếu có) hiện hành về thành phần, nội dung và khối lượng lập các dự án đầu tư thủy lợi.
Tiêu chuẩn này cũng có thể sử để sơ bộ xác định các thông số cơ bản của Đập đất trong giai đoạn quy hoạch khai thác nguồn nước.
2. Định nghĩa và phân loại đập đất
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1 Định nghĩa
2.1.1 Đập đất đầm nén (compacted earth dam)
Đập đất đầm nén là đập xây dựng bằng các loại đất (kể cả vật liệu đào từ các hố móng công trình, các loại đá phong hóa mạnh, phong hóa hoàn toàn) được thi công bằng phương pháp đầm nén có tác dụng dâng và giữ nước nhưng không cho phép để nước tràn qua.
3. Phân loại đập đất
3.1 Theo kết cấu mặt cắt ngang Đập
- Đập đồng chất: Đập được đắp chủ yếu bằng một loại đất có cùng nguồn gốc có các đặc trưng cơ lý lực học gần giống nhau;
- Đập nhiều khối: Đập được đắp bằng nhiều loại đất không có cùng nguồn gốc, có đặc trưng cơ lý lực học không giống nhau được sắp xếp thành nhiều khối (từ 2 đến 3 hoặc 4 đến 5 khối);
- Đập có tường lõi chống thấm (LCT) bằng vật liệu mềm hoặc cứng;
- Đập có tường nghiêng chống thấm thượng lưu bằng vật liệu mềm hoặc cứng.
3.2 Theo yêu cầu chống thấm ở nền kết hợp chống thấm thân đập
- Đập có sân phủ kết hợp với tường nghiêng hoặc tường lõi chống thấm;
- Đập có chân khay kết hợp tường lõi chống thấm hoặc tường nghiêng chống thấm;
- Đập có màng phụt vữa chống thấm kết hợp tường lõi chống thấm;
- Đập có tường hào chống thấm (vật liệu mềm hoặc cứng), thường kết hợp với lõi chống thấm.
3.3 Theo tính chất của nền Đập
Đập đất trên nền đá.
Đập đất trên nền không phải là đá, có thể phân theo nền mềm và nền cứng như sau:
- Nền cứng là nền đã phong hóa vừa, nhẹ, tươi;
- Nền mềm là nền đá phong hóa mạnh và đất.
3.4 Theo chiều cao đập
Theo chiều cao của đập được phân ra:
- Đập rất cao;
- Đập cao;
- Đập vừa;
- Đập thấp.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8216:2009 về thiết kế đập đất đầm nén
- Số hiệu: TCVN8216:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực