Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 141:2005

QUY PHẠM ĐO VẼ MẶT CẮT, BÌNH ĐỒ ĐỊA HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Các tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000
(Ban hành kèm theo quyết định số 374/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi ứng dụng

Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình công trình thủy lợi được sử dụng để thành lập tài liệu địa hình tỷ lệ 1/200 ÷ 1/5000 trong các công trình thủy lợi ở Việt Nam.

1.2. Hệ cao tọa độ

1.2.1. Hệ tọa độ

Tuân theo tiêu chuẩn 14TCN 22-2002.

1.2.2. Hệ cao độ

Tuân theo tiêu chuẩn 14TCN 102-2002.

1.3. Ký hiệu biểu thị

Ký hiệu biểu thị các nội dung trên mặt cắt địa hình và các bình đồ địa hình phải tuân theo quy phạm 96TCN31-91 “Kí hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000” và các tiêu chuẩn ngành (14TCN) có liên quan.

1.4. Nội dung biểu thị  

1.4.1. Mặt cắt địa hình

Mặt cắt dọc và ngang trong các công trình thủy lợi phải biểu thị được các yếu tố sau:

1. Sự biến đổi liên tục, đột biến của địa hình;

2. Miêu tả hình dạng kích thước của công trình thủy lợi (kênh, đập, các công trình trên kênh, hệ thống điều tiết…);

3. Thể hiện mối tương quan giữa hình dáng kích thước công trình và hình dạng kích thước địa hình tự nhiên tuân theo quy định kích thước bản vẽ thủy lợi hiện hành.

1.4.2. Bình đồ địa hình

Bình đồ địa hình trong các công trình thủy lợi phải biểu thị được các yếu tố sau:

1. Biểu diễn đầy đủ hiện trạng của bề mặt tự nhiên, các công trình xây dựng công cộng (các công trình giao thông, dân cư…) ở các tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng;

2. Biểu diễn sự diễn biến của bề mặt địa hình, địa vật;

3. Biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố được biểu diễn trên bình đồ qua hệ cơ sở toán học chính xác theo những tỷ lệ thích hợp theo yêu cầu.

1.5. Các phương pháp đo vẽ mặt cắt và bình đồ

1.5.1. Các phương pháp đo vẽ mặt cắt

Tùy theo yêu cầu và tính chất của địa hình, địa vật trong khu dự án, các phương pháp được sử dụng gồm:

1. Phương pháp toàn đạc (toàn đạc qua máy quang cơ, toàn đạc qua máy điện tử);

2. Phương pháp ảnh số qua mô hình 3D.

1.5.2. Các phương pháp đo vẽ bình đồ

Được sử dụng các phương pháp thành lập bình đồ sau:

1. Phương pháp toàn đạc qua máy quang cơ, và toàn đạc qua máy điện tử;

2. Phương pháp bàn đạc tự động;

3. Phương pháp ảnh số (ảnh chụp mặt đất, ảnh chụp hàng không).

1.6. Cơ sở toán học và độ chính xác đo vẽ mặt cắt, bình đồ

1.6.1. Mặt cắt và bình đồ tỷ lệ lớn được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình UTM Elipsoid WGS 84 hệ tọa độ VN2000.

1.6.2. Tọa độ các điểm khống chế trắc địa phải được tính toán ở múi 30. Nếu kinh tuyến trung ương lệch về một phía của phạm vi đo vẽ trên 40km thì được chọn kinh tuyến giữa đi qua trung tâm khu vực công trình.

1.6.3. Khi diện tích khu dự án F £ 20km2 và nằm cách xa các mốc trắc địa nhà nước thì được phép sử dụng hệ tọa độ độc lập theo bản đồ 1:50 000 lưới chiếu UTM. Khi có điều kiện phải chuyển về hệ VN2000.

1.7. Kích thước khung bản vẽ

1.7.1. Mặt cắt

Theo quy định kích thước bản vẽ thủy lợi hiện hành.

1.7.2. Bình đồ

1. Khu vực có diện tích F³20 km2

Kích thước chung của mỗi mảnh tuân theo quy phạm 96TCN43-90 “Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 141:2005 về quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình công trình thủy lợi

  • Số hiệu: 14TCN141:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 23/02/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản