Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 40:2002

QUY PHẠM ĐO KÊNH VÀ XÁC ĐỊNH

TIM CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH

Survey Standards for Canal Measurements and Definition of Hydraulic Structure’s Centerline on Canal

(Ban hành theo quyết định số 45/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy phạm này quy định các tiêu chuẩn khảo sát địa hình áp dụng cho đo vẽ tài liệu địa hình (bình đồ, cắt dọc, cắt ngang) và xác định tim tuyến hệ thống kênh, các công trình trên kênh (làm mới và sửa chữa kênh cũ) trong các công trình thuỷ lợi Việt Nam.

1.2 Hệ cao, toạ độ sử dụng

1.2.1 Hệ cao độ

Hệ cao độ sử dụng trong hệ thống kênh theo Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thuỷ lợi 14 TCN-102-2002:

a. Khu vực có lưới cao độ quốc gia (Hạng I,II,III,IV):

- Từ Đà Nẵng trở vào Nam, sử dụng hệ cao độ Mũi Nai-Hà Tiên;

- Từ Thừa Thiên Huế ra Bắc, sử dụng hệ cao độ Hòn Dấu- Hải Phòng;

- Công thức chuyển đổi hai hệ:

HMũi Nai = HHòn Dấu + 0,167m

b. Khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: nếu chưa có lưới cao độ quốc gia thì thực hiện theo hai bước:

- Giả định cao độ theo bản đồ 1:50.000 lưới chiếu Gauss hoặc UTM cho toàn công trình;

- Chuyển cao độ giả định khu vực về cao độ quốc gia để hoà mạng quốc gia.

1.2.2 Hệ toạ độ

Hệ toạ độ theo Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thuỷ lợi 14TCN 22-2002:

a. Khu vực có lưới toạ độ quốc gia: Đo nối trong hệ VN2000.

b. Khu vực chưa có lưới toạ độ quốc gia:

Khi công trình ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa chưa có lưới toạ độ quốc gia, có thể giả định toạ độ theo bản đồ 1/50.000 đã chuyển sang lưới chiếu Gauss thống nhất toàn công trình. Sau đó chuyển về hệ toạ độ quốc gia VN2000.

1.3 Phân loại hệ thống kênh

1.3.1 Hệ thống kênh tưới

- Hệ thống kênh tưới bao gồm các kênh tưới và công trình trên kênh (công trình lấy nước, điều tiết, đo nước, chuyển nước, xả nước, tiêu nước, công trình giao thông và các công trình quản lý hệ thống kênh).

- Hướng nước chảy của kênh tưới là từ công trình (đập dâng, hồ chứa, trạm bơm v.v... ) chảy dọc theo kênh đến vị trí cần tưới.

- Phân cấp Hệ thống kênh tưới và công trình trên kênh theo TCVN4118-85, bảng 1.1.

Bảng 1.1: Phân cấp công trình trên kênh

TT

Diện tích tưới (1000ha)

Cấp công trình trên kênh

1

2

3

4

Lớn hơn 50
Lớn hơn 10 đến 50

Lớn hơn 2 đến 10

Nhỏ hơn hoặc bằng 2

II

III

IV

V

1.3.2 Hệ thống kênh tiêu

- Hệ thống kênh tiêu bao gồm các kênh tiêu và công trình trên kênh (công trình tiêu nước, điều tiết, đo nước, chuyển nước, tưới nước, công trình giao thông và các công trình quản lý hệ thống kênh).

- Phân cấp Hệ thống kênh tiêu và công trình trên kênh cùng với hệ thống kênh tưới, theo bảng 1.1 (diện tích là diện tích tự nhiên ngập lụt).

- Hướng nước chảy của kênh tiêu là từ các vị trí cần tiêu chảy dọc theo kênh về trạm tiêu.

1.3.3 Hệ thống kênh tưới, tiêu kết hợp

Trong hệ thống tưới, tiêu kết hợp phân cấp kênh và công trình trên kênh lấy theo cấp cao nhất xác định theo tưới hoặc tiêu làm tiêu chuẩn xác định kỹ thuật khảo sát.

1.3.4 Phân cấp kênh trong một hệ thống kênh

- Mạng lưới kênh tưới, tiêu bao gồm: kênh chính, các kênh nhánh cấp 1, cấp2, cấp 3, kênh vượt cấp v.v... và các kênh nhánh cấp cuối cùng (dẫn nước vào nơi cần tưới, lấy nước ra từ nơi cần tiêu).

- Kí hiệu các kênh t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 40:2002 về quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 14TCN40:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 04/06/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản