Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 102:2002

QUY PHẠM KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ CƠ SỞ TRONG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

(Standards for Basic Elevation Network in Hydraulic Engineering Projects)

(Ban hành theo quyết định số: 03/2002/QĐ-BNN , ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam.

1.2. Lưới khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thuỷ lợi được xây dựng là lưới hạng 3, 4 và lưới kỹ thuật theo phương pháp cao đạc hình học, lượng giác độ chính xác cao và GPS (hệ thống định vị toàn cầu), nối từ các điểm hạng 1, 2 Quốc gia.

1.3. Hệ cao độ trong công trình thuỷ lợi quy định như sau:

1. Từ Đà Nẵng vào Nam theo hệ Mũi Nai - Hà Tiên;

2. Từ Thừa Thiên Huế ra Bắc theo hệ Hòn Dấu - Hải Phòng;

3. Hệ số chuyển đổi hai hệ:

HMũi Nai = HHải Phòng + 0,167m

1.4. Lưới cao độ hạng 3 làm cơ sở xây dựng lưới cao độ hạng 4, lưới cao độ hạng 4 làm cơ sở xây dựng lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật.

1.5. Trong trường hợp đặc biệt, khi công trình ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo chưa có điểm độ cao quốc gia thì lưới cao độ  công trình được phép giả định cao độ theo bản đồ 1: 50.000 đã bổ sung nội dung và chuyển đổi sang lưới chiếu Gauss từ năm 1997, nhưng khi có số liệu dẫn truyền cao độ quốc gia thì phải hiệu chỉnh cao độ giả định sang cao độ thực cuả lưới quốc gia cho các điểm đo của công trình.

1.6. Lưới cao độ hạng 3 gồm các điểm hạng 3 nối với nhau hoặc đường hạng 2 và hạng 3 nối thành vòng khép.

Lưới cao độ hạng 4 gồm các điểm hạng 4 nối với nhau hoặc đường hạng 3 và hạng 4 nối thành vòng khép.

Lưới cao độ thuỷ chuẩn kỹ thuật gồm các điểm kỹ thuật nối với nhau hoặc đường hạng 4 và kỹ thuật nối thành vòng khép.

1.7. Lưới thuỷ chuẩn hạng 3 xác định cao độ cho các đối tượng sau:

1. Các điểm tim tuyến công trình đầu mối thuộc cấp 1, 2, 3;

2.  Các điểm khống chế cao độ dọc theo kênh  và các công trình trên kênh có độ dốc i £ 1/10.000 và các hệ thống đê sông, biển có chiều dài ³ 20Km;

3. Nối cao độ cho các công trình cấp 4, 5 khi xa các điểm hạng 2, 1 quốc gia.

1.8. Lưới thuỷ chuẩn hạng 4 xác định cao độ cho các đối tượng sau:

1. Các điểm tim tuyến công trình đầu mối thuộc cấp 4, 5;

2. Các điểm khống chế cao độ dọc theo kênh, các công trình trên kênh có độ dốc 1/2000 ³ i >1/10.000 và các hệ thống đê sông, biển có chiều dài £ 20Km;

3. Các điểm tim đường quản lý, thi công là đường nhựa hoặc bê tông;

4. Các điểm khống chế mặt bằng từ GT1, GT2, hạng 4, các điểm thuỷ văn.

1.9. Lưới thuỷ chuẩn  kỹ thuật xác định cao độ các điểm trạm nghiệm triều, khống chế đo vẽ, các điểm trạm máy, cắt dọc công trình, tim kênh có độ dốc i >1/2000, các hố khoan đào, điểm lộ địa chất; những điểm tim tuyến các hạng mục công trình khác không quy định ở Điều 1.7 và 1.8.

1.10. Chiều dài đường thuỷ chuẩn hạng 3, 4, kỹ thuật không được dài quá quy định bảng 1.1 (độ dài L tính bằng km).

Bảng 1.1. Quy định chiều dài đường thuỷ chuẩn hạng 3, 4, kỹ thuật

Cấp hạng

Đường

Vùng

Đồng bằng

Miền núi

Hạng 3

Hạng 4

Kỹ thuật

Hạng 3

Hạng 4

Kỹ thuật

Giữa hai điểm gốc

65-70

16-20

8-10

200

100

50

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 102:2002 về quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 14TCN102:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 07/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản