TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 423:2000
\ĐẬU TƯƠNG VÀ SẢN PHẨM ĐẬU TƯƠNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PROTEIN HOÀ TAN TRONG KALI HYDROXIT 0,2%
10TCN 423-2000
(Ban hành theo QĐ 57/2000/QĐ/BNN-KHCN ngày 23/5/2000)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho đậu tương, sản phẩm chế biến từ đậu tương và quy định phương pháp xác định protein tan trong kali hydroxit 0,2%.
1. Lấy mẫu thử
Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 4847-89 (ISO 5506-1988)
2. Nguyên tắc
Tách protein trong mẫu thử bằng dung dịch kali hydroxit 0,2% và xác định nitơ trong dịch chiết bằng phương pháp Ken đan.
Hàm lượng protein tan trong kali hydroxit 0,2% được tính bằng hàm lượng nitơ nhân với hệ số 5,71
3. Thuốc thử
Tất cả thuốc thử đều phải có chất lượng tinh khiết phân tích. Nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
3.1. Dung dịch kali hydroxit 0,2% (tương ứng với 0,036N; pH=12,5)
3.2. Các thuốc thử sử dụng để xác định nitơ theo phương pháp Ken đan (TCVN4295-86)
4. Dụng cụ
Máy nghiền mẫu
Rây có lỗ sàng 250mm
Cân phân tích có độ chính xác 0,0001g
Máy khuấy từ
Máy li tâm có tốc độ 2700vòng/phút
Bình tam giác dung tích 250ml
Pipet chia độ dung tích 10, 20ml
Các dụng cụ để xác định nitơ theo phương pháp Ken đan.
5. Tiến hành thử
5.1. Chuẩn bị mẫu thử
Từ mẫu trung bình tiến hành nghiền khoảng 10g mẫu đến kích thước lọt hoàn toàn qua lỗ sàng 250mm.
5.2. Tách chiết protein
Cân chính xác từ 1,5 - 2g mẫu đã được chuẩn bị theo (5.1) cho vào bình tam giác dung tích 250ml. Mỗi mẫu tiến hành 2 lần song song. Thêm 75ml dung dịch KOH 0,2% và khuấy đều hỗn hợp mẫu trên máy khuấy từ trong 20phút ở nhiệt độ phòng. Thời gian chiết protein có thể trên 20phút nếu thấy cần thiết. Sau đó li tâm hỗn hợp với tốc độ 2700vòng/phút trong thời gian 15phút. Chắt dịch chiết protein (ở phần trên ống li tâm) sang bình tam giác sạch để phân tích protein tan trong kali hydroxit 0,2%.
5.3. Vô cơ hoá dịch chiết protein tan và xác định nitơ
Dùng pipet hút chính xác 10 - 20ml dịch chiết protein (5.2) cho vào bình đốt để vô cơ hoá protein và xác định hàm lượng nitơ theo phương pháp Ken đan (TheoTCVN 4295-86).
6. Tính toán kết quả
6.1. Hàm lượng protein tan trong dung dịch KOH 0,2% tính bằng phần trăm khối lượng (X1, %) theo công thức:
Trong đó:
a, b: lượng dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu trắng và chuẩn độ mẫu
thử, ml.
V1: thể tích dung dịch chiết protein đem vô cơ hoá, ml
V2: thể tích dung dịch KOH 0,2% dùng để chiết protein trong mẫu thử, ml
m: khối lượng mẫu thử, g
0,0014: hệ số tính chuyển lượng nitơ tương ứng với 1ml dung dịch chuẩn
H2SO40,1N
5,71: hệ số chuyển đổi nitơ sang protein của đậu tương.
Kết quả phép thử là trị số trung bình số học của 2 lần phân tích song song nếu sự sai khác giữa chúng không vượt quá 0,3%. Kết quả cuối cùng được tính đến số lẻ thứ nhất.
6.2. Hàm lượng protein tan trong kali hydroxit 0,2% tính bằng tỷ lệ phần trăm so với protein tổng số (X2, %) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
X1: Hàm lượng protein tan trong dung dịch KOH 0,2%, %
P: Hàm lượng protein tổng số,%
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4718:1989 về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương - phương pháp xác định dư lượng gama-BHC do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4719:1989 về thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương - phương pháp xác định dư lượng Methylparathion do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 57/2000/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4847:1989 (ISO 5506-1988)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4718:1989 về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương - phương pháp xác định dư lượng gama-BHC do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4719:1989 về thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương - phương pháp xác định dư lượng Methylparathion do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4295:1986 về đậu hạt - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8799:2011 về Sản phẩm từ đậu tương – Xác định protein tan trong kali hydroxit 0,2%
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 423:2000 về đậu tương và sản phẩm đậu tương - Phương pháp xác định protein tan trong Kali hydroxyt 0,2% do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN423:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 23/05/2000
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực