QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TẰM DÂU
The technical procedure for silkworm egg production
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Đối tượng áp dụng cho sản xuất trứng giống tằm dâu.
- Phạm vi áp dụng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất trứng giống tằm dâu.
- Giống bồi dục gọi là giống đầu dòng
- Giống gốc gọi là giống nguyên chủng (giống ông bà)
- Giống cấp I gọi là giống nguyên (giống bố mẹ)
- Giống cấp II là giống lai
- Giống tằm đa hệ là giống một năm nuôi nhiều lứa
- Giống tằm lưỡng hệ là giống một năm nuôi 2 lứa
- Đẻ trứng dính là trứng đẻ trên giấy Cráp
- Đẻ trứng rời là trứng đẻ trên vải, hoặc giấy tráng hồ, sau rửa sạch hong khô và đóng hộp
- Vòng trứng là số lượng trứng của 20 con ngài cái đẻ ra (với giống đa hệ = 5 g, với giống lưỡng hệ = 6 g)
3. Vật tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất trứng giống
3.1. Phải có dụng cụ và thiết bị để sản xuất trứng giống tránh được các thiên địch hại kén, hại ngài như: chuột, dán, thạch sùng, kiến....
3.2. Phải có kho lạnh
3.3. Có nhà bảo quản kén, nhà cho ngài ghép đôi, đẻ trứng và nhà bảo quản trứng riêng biệt
4. Nội dung của sản xuất trứng giống
4.1. Kiểm tra và tuyển chọn kén giống
- Kén làm giống phải được lấy từ những cơ sở nuôi tằm giống (phụ lục 1)
- Chọn những lô kén, ổ kén, quả kén có năng suất, phẩm chất kén đạt tiêu chuẩn quy định của giống đó để làm giống (phụ lục 3, 4)
- Giống bồi dục, giống gốc, cấp I được nuôi ở các cơ quan nghiên cứu, xí nghiệp giống có đủ điều kiện trang thiết bị và trình độ kỹ thuật.
4.2. Bảo quản kén giống
4.2.1- Bảo quản kén giống khi vận chuyển
- Vận chuyển kén lúc trời mát: từ 5-9 giờ sáng hoặc từ 17 giờ chiều trở đi.Thời gian vận chuyển không quá 2 giờ.
Kén được xếp vào sọt tre, số lượng không quá 15 kg/sọt. Mặt trên sọt phủ vải hoặc bao thoáng, không được dùng bao ni lông.
- Xếp kén vào sọt và dỡ kén ra nong phải nhẹ nhàng.
4.2.2. Bảo quản kén giống trong phòng
- Nhiệt độ, ẩm độ phòng bảo quản kén:
Với giống lưỡng hệ: Nhiệt độ 25 - 270C, ẩm độ 75-80%
Với giống đa hệ: nhiệt độ 27 – 28 0C, ẩm độ 80 – 85%
- Phòng bảo quản kén phải thoáng mát, có đầy đủ thiết bị phòng chống thiên địch hại kén.
4.3. Điều tra kén
4.3.1. Điều tra quần thể (ổ đơn, lô kén)
- Khi tằm hoá nhộng 1 ngày mới gỡ kén.
- Loại bỏ hết kén mòng, kén thối, kén dị hình.
- Điều tra trọng lượng toàn kén, trọng lượng vỏ kén, tỷ lệ vỏ kén.
- Điều tra tỷ lệ kén có nhộng sống. Tính sức sống tằm nhộng.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 570:2003 về quy trình kỹ thuật nhân giống tằm dâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN570:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 07/10/2003
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định