PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN DÀI HẠN NGUỒN GEN VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP BẰNG NI TƠ LỎNG
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Hà Nội - 2000
Cơ quan biên soạn : Bộ môn vi sinh vật
Cơ quan đề nghị ban hành: Viện khoa học kỹ thuật
nông nghiệp Việt nam
Cơ quan trình duyệt: Vụ khoa học công nghệ & CLSP
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Ban hành kèm theo Quyết định số: 54/2000-QĐ/BNN-KHCN
ngày 15 tháng 05 năm 2000
TIÊU CHUẨN
PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN DÀI HẠN NGUỒN GEN VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP BẰNG NITƠ LỎNG
10TCN 416-2000
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 54/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 05 năm 2000)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc bảo quản dài hạn vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí và vi hiếu khí sử dụng trong nông nghiệp (trừ vi sinh vật trong lĩnh vực thú y) dưới dạng là tế bào sinh dưỡng và bào tử trong điều kiện vô trùng bằng phương pháp nitơ lỏng.
2.1. Vi sinh vật nông nghiệp: là các loại vi sinh vật khác nhau thuộc vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn lam, nấm men, nấm mốc đang là đối tượng được nghiên cứu và sử dụng trong nông nghiệp, được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép.
2.2. Bảo quản vi sinh vật: là bảo quản các mẫu giống thuần khiết sau khi đã chọn lọc, trong điều kiện phù hợp để bảo đảm độ sống sót cao và bảo tồn các tính trạng ban đầu.
2.3. Bảo quản dài hạn: là bảo quản các mẫu giống trong thời gian trên 2 năm.
2.4. Đặc tính sinh học: là khả năng của vi sinh vật thông qua hoạt động sống của chúng có tác dụng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng,vật nuôi, kiểm soát sinh học và sinh thái môi trường.
2.5. Môi trường nuôi cấy chọn lọc: là môi trường chỉ phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của một loài hay một nhóm vi sinh vật nào đó.
2.6. Môi trường chẩn đoán phân biệt (môi trường chỉ thị): là môi trường cho phép phân biệt nhanh chóng một loại vi sinh vật này với các loại vi sinh vật khác.
2.7. Mẫu giống: là giống do tác giả thu thập, chọn lọc, lai tạo hay lấy từ quĩ gen có tính di truyền ổn định.
2.8. Thời gian cấy chuyển: là khoảng thời gian giữa 2 lần cấy để duy trì các tính trạng của vi sinh vật.
2.9. Độ phần trăm sống sót của mẫu giống: là tỷ lệ phần trăm của số lượng tế bào sống sót trong các mẫu giống bảo quản so với mẫu giống gốc khi mới được nuôi cấy và phát triển ổn định.
2.10. Hồi phục giống: là quá trình cấy chuyển vi sinh vật từ mẫu bảo quản vào môi trường dinh dưỡng thích hợp để vi sinh vật khôi phục lại các tính trạng ban đầu.
- Tủ sấy (thiết bị tiệt trùng khô) và nồi hấp áp lực (thiết bị tiệt trùng ướt)
- Tủ ấm
- Tủ cấy vô trùng
- Tủ lạnh sâu
- Bình để mẫu vi sinh vật có chứa nitơ lỏng
- Bình trữ nitơ lỏng
- Găng tay (Poleyolefin)
- Ống nghiệm polypropylen có nút xoáy, dung tích 2ml, chịu nhiệt độ thấp, khử trùng được hoặc ampul thuỷ tinh trung tính
- Cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,01g
- Que cấy
- Que gạt thủy tinh
- Ống nghiệm thủy tinh
- Ống đong
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 416:2000 về phương pháp bảo quản dài hạn nguồn gen vi sinh vật nông nghiệp bằng nitơ lỏng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN416:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 15/05/2000
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định