Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 348:1999

BẢO QUẢN NGẮN HẠN NGUỒN GIEN VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc bảo quản ngắn hạn nguồn gien vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí sử dụng trong nông nghiệp với nguồn vật liệu di truyền là tế bào sinh dưỡng, bào tử trong điều kiện vô trùng bằng phương pháp bảo quản trên môi trường thạch nghiêng và dưới lớp dầu khoáng.

2. Thuật ngữ, định nghĩa:

2.1. Nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp được hiểu là nguồn tài nguyên di truyền công nghệ bao gồm các nhóm chủng vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc, vi khuẩn lam đang là đối tượng được nghiên cứu và sử dụng trong nông nghiệp (trừ vi sinh vật trong lĩnh vực thú y, bao gồm cả các chủng đang được khai thác để lai tạo và các chủng có tiềm năng đã được kiểm định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng.

2.2. Bảo quản nguồn gien vi sinh vật là bảo quản các mẫu giống thuần khiết sau khi đã chọn lọc, trong điều kiện phù hợp bảo đảm độ sống sót cao và bảo tồn các tính trạng ban đầu để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

2.3. Bảo quản ngắn hạn là bảo quản các mẫu giống trong thời gian dưới 2 năm. Trong đó áp dụng một số yếu tố làm giảm tốc độ sinh trưởng của nguồn vật liệu di truyền như hạ thấp nhiệt độ nuôi cấy, đưa thêm các chất ức chế sinh trưởng v.v…

2.4. Đặc tính sinh học là khả năng của vi sinh vật thông qua hoạt động sống của chúng có tác dụng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, kiểm soát sinh học và sinh thái môi trường.

2.5. Môi trường nuôi cấy chọn lọc là môi trường phù hợp cho sự phát triển của một loài hay một nhóm vi sinh vật nào đó nhưng ít thuận lợi hay hoàn toàn bất lợi đối với sự phát triển của loài hay nhóm vi sinh vật khác.

2.6. Môi trường chẩn đoán phân biệt (môi trường chỉ thị) là môi trường cho phép phân biệt nhanh chóng một loài vi sinh vật này với một loài vi sinh vật khác.

2.7. Mẫu giống:

Mẫu giống là giống do tác giả chọn lọc, lai tạo hay lấy từ quĩ gien có tính di truyền ổn định.

- Một mẫu giống vật liệu cần giữ một lượng mẫu lặp lại ít nhất ba lần.

- Không được chọn những khuẩn lạc riêng biệt trong các lần cấy chuyển để làm giống (tránh đột biến sinh trưởng).

- Việc lấy mẫu được tiến hành sao cho mẫu kiểm tra phải là mẫu thuần.

Người lấy mẫu phải được huấn luyện và có kinh nghiệm trong việc lấy mẫu.

- Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và xử lý mẫu phải đảm bảo tránh sự tạp nhiễm từ bên ngoài và đảm bảo được tính nguyên trạng ban đầu.

2.8. Thời gian cấy chuyển là khoảng thời gian các mẫu giống được lưu giữ trước khi cần cấy chuyển, phụ thuộc vào đặc điểm sinh học mẫu vật liệu, phương tiện và kinh nghiệm người giữ mẫu giống.

2.9. Độ phần trăm sống sót của mẫu giống là tỷ lệ phần trăm giữa lượng tế bào sống sót trong các mẫu giống bảo quản và mẫu giống gốc mới được nuôi cấy và phát triển ổn định. Độ phần trăm sống sót của mẫu giống cho phép định thời gian cấy chuyển mẫu giống.

2.10. Hồi phục là quá trình cấy chuyển mẫu bảo quản trên môi trường dinh dưỡng chọn lọc sau khi đã loại bỏ chất ức chế sinh trưởng (dầu parafin).

3. Nội dung:

3.1. Phương pháp bảo quản trên môi trường thạch nghiêng:

3.1.1. Chuẩn bị:

3.1.1.1. Trang thiết bị:

- Tủ sấy (thiết bị tiệt trùng khô) và nồi hấp (thiết bị tiệt trùng ướt)

- Tủ ấm.

- Cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,01g.

- Que cấy.

- Que gạt thủy tinh.

- Ống nghiệm thủy tinh.

- Ống đong: 100ml, 500ml, 1000ml.

- Bình tam giác: 250ml, 500ml.

- Đĩa petri (hộp lồng).

- Pipet chia độ: chuyên dùng cho vi sinh có dung tích 1ml; 5ml; 10ml.

- Đèn cồn h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 348:1999 về bảo quản ngắn hạn nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN348:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 06/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản