Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG, | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2005 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng, các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (sau đây gọi tắt là kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng) như sau:
1. Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ, các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác của cấp có thẩm quyền. Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước quản lý nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và tổ chức thực hiện chi trả đúng chế độ, đúng nội dung, đúng đối tượng theo quy định tại Thông tư này.
3. Hàng quý, năm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán chi tiết về kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, gửi Bộ Tài chính làm căn cứ cấp phát kinh phí.
4. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được Bộ Tài chính cấp bằng lệnh chi tiền cho Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Sở Tài chính chuyển cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách theo thông báo dự toán của cấp có thẩm quyền.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để tiếp nhận và thanh quyết toán kinh phí đã sử dụng.
6. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được sử dụng, quản lý và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và quy định cụ thể tại Thông tư này.
II. NỘI DUNG CHI KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG
1. Chi trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần cho các đối tượng sau:
- Người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945;
- Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động;
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng;
- Các đối tượng khác theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Mua báo nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945;
- Trợ cấp mai táng phí;
- Trợ cấp lễ báo tử liệt sỹ;
- Trợ cấp thờ cúng liệt sỹ;
- Bảo hiểm y tế;
- Tàu xe khám chữa bệnh, giám định thương tật, làm dụng cụ chỉnh hình, phí giám định y khoa cho thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh.
- Thuốc đặc trị và các điều trị đặc biệt khác cho thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
- Trang cấp đặc biệt cho thương binh, bệnh binh nặng;
- Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp cho thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh và người có công với cách mạng theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Điều trị điều dưỡng cho thương binh, bệnh binh và người có công;
- Quà tặng của Chủ tịch nước và ăn thêm ngày lễ, tết;
- Hỗ trợ thương binh, bệnh binh nặng về an dưỡng tại gia đình;
- Hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ;
- Trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo;
Ngoài các khoản chi ưu đãi nêu tại điểm 1 và 2 trên, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng còn được hỗ trợ để chi các khoản sau:
- Sửa chữa nhà cửa, cơ sở hạ tầng;
- Mua sắm, sửa chữa đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện;
- Chi thuê mướn nhân công, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, tuyên truyền;
- Chi sách báo, sinh hoạt văn hóa, thể thao;
- Chi tàu, xe cho thương binh, bệnh binh về thăm gia đình; Chi phí đón tiếp gia đình thương binh, bệnh binh ở cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng.
Để đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ về quản lý đối tượng, quản lý hồ sơ và quản lý tài chính, kế toán kinh phí thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng; hàng năm, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được trích 1,7%/ tổng kinh phí chi trả chính sách đối với người có công cách mạng để chi cho các nội dung sau:
- Chi trả thù lao cho cán bộ chi trả trợ cấp tại xã, phường;
- Chi thông tin tuyên truyền, văn phòng phẩm, in ấn biểu mẫu, mua sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý;
- Chi tập huấn nghiệp vụ;
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản (két đựng tiền, tủ hồ sơ, máy tính...) phục vụ công tác chi trả và quản lý đối tượng;
- Chi hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng, quản lý chi trả trợ cấp cho đối tượng;
- Chi phụ cấp làm thêm giờ, trao đổi kinh nghiệm, thuê mướn, chi khác phục vụ công tác quản lý.
Mức trích và nội dung chi nêu trên thực hiện từ 01/01/2005, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân bổ phí quản lý cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo nguyên tắc tổng phí phân bổ cho các đơn vị không vượt so với mức phí của toàn ngành. Đối với nhiệm vụ chi quản lý kinh phí tại Trung ương (gồm: Chi tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý khác) được tính trong nhiệm vụ chi thường xuyên hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Dự toán kinh phí:
Dự toán kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng phải thể hiện đầy đủ nội dung chi nêu tại phần II Thông tư này theo đối tượng và chế độ chi tiêu hiện hành.
Dự toán phải lập theo đúng mẫu biểu, mục lục ngân sách Nhà nước và thuyết minh về căn cứ và cơ sở tính toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Dự toán kinh phí hàng năm được thực hiện theo quy trình và trình tự thời gian như sau:
a) Lập dự toán kinh phí:
- Phòng Nội vụ - Lao động thương binh xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Nội Vụ - Xã hội) và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng của năm kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 6 hàng năm.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các Phòng Nội Vụ - Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và dự toán chi tại Sở, để tổng hợp thành dự toán kinh phí của Sở gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính trước ngày 05 tháng 7 hàng năm.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng hợp thành dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm.
- Bộ Tài chính xem xét, thẩm định và tổng hợp dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng vào dự toán chi ngân sách Nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt và thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/11 hàng năm.
b) Phân bổ và giao dự toán:
- Căn cứ dự toán ngân sách được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập phương án phân bổ dự toán cho các địa phương gửi Bộ Tài chính trước ngày 30/11 hàng năm để thẩm tra. Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được phương án phân bổ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản kết quả thẩm tra cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trên cơ sở thẩm tra của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định giao dự toán (chi tiết theo nội dung chi và theo tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước) cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10/12 hàng năm, đồng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao dịch.
- Trên cơ sở dự toán được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ dự toán cho Phòng Nội Vụ - Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí chi tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gửi Sở Tài chính để thẩm tra. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài chính tiến hành thẩm tra (về tổng mức, cơ cấu chi, đúng chế độ chính sách, số đối tượng hưởng) và thông báo kết quả thẩm tra cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trên cơ sở thẩm tra của Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định giao dự toán cho Phòng Nội Vụ - Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí chi tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/12 hàng năm gửi Sở Tài chính, Kho bạc nơi các đơn vị giao dịch; đồng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo.
2. Cấp phát kinh phí:
- Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng được cấp bằng lệnh chi tiền vào Chương 160A, Loại 15, khoản 08, mục 122 và tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Hàng tháng, căn cứ dự toán được thông báo, theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính lập lệnh chi tiền chuyển Kho bạc Nhà nước để thực hiện chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh trước ngày cuối cùng của tháng trước.
- Căn cứ dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng, nguồn kinh phí Trung ương chuyển về, Sở Tài chính tiến hành kiểm soát chi và thực hiện cấp kinh phí cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (phần chi tại Sở), cho Phòng Nội vụ - Xã hội và Cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trước ngày 05 của tháng đó để các đơn vị thực hiện theo nhiệm vụ được giao.
Đối với kinh phí chi trợ cấp một lần gồm: Trợ cấp hoạt động kháng chiến, trợ cấp B, C, K và trợ cấp thanh niên xung phong…., Bộ Tài chính sẽ căn cứ kết quả xét duyệt của địa phương và đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về số đối tượng, số tiền trợ cấp được hưởng để cấp phát kinh phí bằng lệnh chi tiền như nêu trên.
3. Quyết toán kinh phí:
Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo quy định, có trong dự toán được giao và theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước; những khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản phải thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Báo cáo quyết toán được lập và gửi cơ quan quản lý đúng thời hạn, có đủ biểu mẫu, thuyết minh, xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch.
Trình tự xét duyệt quyết toán năm như sau:
- Phòng Nội vụ - Xã hội và Cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh lập báo cáo quyết toán theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính trước ngày 30/4 hàng năm.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xét duyệt và thông báo quyết toán kinh phí chi tại các phòng Nội vụ - Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và phần kinh phí chi tại Sở; tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí Trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (kèm theo thông báo duyệt quyết toán của các phòng Nội Vụ- Xã hội, của cơ sở nuôi dưỡng thương binh) gửi Sở Tài chính trước ngày 10/6 hàng năm.
- Sở Tài chính thẩm định quyết toán kinh phí Trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25/6 hàng năm.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi 2 bản báo cáo quyết toán đã điều chỉnh theo kết quả thẩm định của Sở Tài chính (kèm theo biên bản thẩm định của Sở Tài chính, thông báo duyệt quyết toán cho các phòng Nội Vụ - Xã hội, thông báo duyệt quyết toán cho cơ sở nuôi dưỡng thương binh) về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 5/7 hàng năm.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo quyết toán cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp quyết toán theo kết quả thẩm định gửi Bộ Tài chính trước ngày 1/10 hàng năm.
- Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp vào quyết toán Ngân sách Nhà nước theo chế độ quy định.
4. Công tác kiểm tra:
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các địa phương định kỳ kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đảm bảo việc sử dụng kinh phí ở địa phương đúng mục đích, đúng nội dung, đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo; thay thế Thông tư liên tịch số 135/1998/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 16/10/1998 của Liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí uỷ quyền chi trả trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng thuộc ngân sách trung ương.
2. Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh kịp thời để liên Bộ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ | KT/ BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
- 1Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994
- 2Thông tư liên tịch 83/TT-LB năm 1995 hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí ưu đãi người có công với Cách mạng thuộc Ngân sách Trung ương do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên bộ 135/1998/TTLT/BTC-BLĐTHXH về việc cấp phát và quản lý kinh phí uỷ quyền chi trả trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng thuộc ngân sách Trung ương do Bộ Tài chính - Bộ Lao động,thương binh và xã hội ban hành
- 4Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 09/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 59/2003/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người có công với cách mạng đã chết trước ngày 1/1/1995
- 7Thông tư liên tịch 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 49/2015/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư liên bộ 135/1998/TTLT/BTC-BLĐTHXH về việc cấp phát và quản lý kinh phí uỷ quyền chi trả trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng thuộc ngân sách Trung ương do Bộ Tài chính - Bộ Lao động,thương binh và xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994
- 2Nghị định 28/CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- 3Thông tư liên tịch 83/TT-LB năm 1995 hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí ưu đãi người có công với Cách mạng thuộc Ngân sách Trung ương do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 09/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 59/2003/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người có công với cách mạng đã chết trước ngày 1/1/1995
- 7Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 8Quyết định 49/2015/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư liên tịch 84/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cấp phát, quản lý kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 84/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 23/09/2005
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
- Người ký: Huỳnh Thị Nhân, Bùi Hồng Lĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 24/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra