- 1Quyết định 92-TTg năm 1994 về việc tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 1308/TC-KHKT năm 1990 hướng dẫn chế độ thu hồi kinh phí đối với hoạt động khoa học và công nghệ do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước- Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên bộ 02/TTLB năm 1994 về việc kế hoạch hoá và quản lý vốn sự nghiệp kinh tế và các sự nghiệp khác đầu tư cho các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn do Bộ Tài chính - Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Nghị định 35-HĐBT năm 1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Quyết định 60-TTg năm 1994 về chủ trương và biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1994 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 63/TC/KHKT năm 1990 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ ở các tỉnh, thành và đặc khu trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính-Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Thông tư liên tịch 1213/KHCN-TC năm 1992 hướng dẫn quản lý tài chính của các chương trình khoa học và công nghệ Nhà nước giai đoạn 1991-1995 do Uỷ ban Khoa học Nhà nước-Bộ Tài chính ban hành
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62-TC-KHCNMT | Hà Nội , ngày 27 tháng 7 năm 1994 |
Căn cứ vào Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý khoa học và công nghệ; Nghị định số l5/CP ngày 2/3/l993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ; Chỉ thị số l23/TTg ngày 27/3/l993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước và Quyết định số 60/TTg ngày 8/2/1994 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1994;
Để từng bước đưa công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường vào nề nếp, Liên bộ Tài chính - Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành một số văn bản như: Thông tư số 1213/KHCN-TC ngày 26/9/1992 "Hướng dẫn việc quản lý tài chính của các chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995 ", Thông tư số 1308/TC-KHKT ngày 24/11/1990 "Hướng dẫn chế độ thu hồi kinh phí đối với các hoạt động khoa học và công nghệ", Thông tư số 63/TC-KHKT ngày 11/12/1990 "Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương "... Nay Liên Bộ Tài chính - Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn công tác quản lý ngân sách ngành khoa học, công nghệ và môi trường như sau:
l/ Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước lập và phân bổ kế hoạch ngân sách khoa học, công nghệ và môi trường hàng năm cho các bộ, các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định.
2/ Các cơ quan khoa học, công nghệ và môi trường có trách nhiệm quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn kinh phí khoa học, công nghệ và môi trường đúng mục đích, chế độ tài chính, có hiệu quả và báo cáo tình hình sử dụng kinh phí cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.
3/ Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp phát đầy đủ, kịp thời cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, các bộ, cơ quan trung ương (phần ngân sách trung ương). Sở Tài chính - Vật giá cấp cho các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Sở và cơ quan thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (phần ngân sách địa phương).
Đối với các khoản chi từ ngân sách trung ương theo chương trình mục tiêu (nếu có) của ngành khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thống nhất với Bộ Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước để phân bổ cho từng bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố ngay từ đầu năm. Bộ Tài chính sẽ cấp phát trực tiếp cho các bộ, cơ quan trung ương và cấp uỷ quyền qua các Sở Tài chính - Vật giá theo số được duyệt và quyết toán theo thông tư số 80/TC-NSNN ngày 24/9/1993 của Bộ Tài chính.
4/ Liên Bộ Tài chính - Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chế độ chính sách, định mức chi tiêu tài chính đối với các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường làm căn cứ cấp phát, quản lý và sử dụng cho phù hợp với tình hình cụ thể của ngành khoa học, công nghệ và môi trường.
A/ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH
1/ Căn cứ lập kế hoạch
Các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường khi lập kế hoạch hàng năm phải dựa vào các căn cứ sau:
- Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước quy định.
- Biên chế và tiền lương được cấp trên duyệt (biên chế Nhà nước, biên chế hợp đồng, tiền lương theo cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trợ cấp... theo chế độ quy định).
- Các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và môi trường: chương trình và đề tài nghiên cứu, các loại dự án, thông tin, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, chuyển giao công nghệ, sở hữu công nghiệp, hợp tác quốc tế...
- Nhu câù mua sắm, sửa chữa, đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng và các nhu cầu khác (điện, nước, xăng dầu, tiền thuê nhà...).
2/ Nội dung kế hoạch tài chính
Nội dung kế hoạch tài chính bao gồm 2 phần:
a/ Kế hoạch thu
Mỗi cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường xác định nguồn tài chính để đảm bảo các nội dung chi và khai thác tối đa các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường của mình, cụ thể là:
- Nguồn từ ngân sách Nhà nước gồm có nguồn ngân sách Nhà nước cấp phát và nguồn viện trợ, hợp tác với nước ngoài (tài trợ hội thảo, đào tạo, thiết bị máy móc...) phải phản ánh qua ngân sách Nhà nước.
- Thu hồi sản xuất thử, thử nghiệm, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật... với các đơn vị trong và ngoài nước theo chế độ quy định.
- Các nguồn khác.
b/ Kế hoạch chi
- Các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường lập kế hoạch chi theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành theo quyết định số 300/TC-NSNN ngày 3/10/1987 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn bổ sung hàng năm của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3/ Trình tự lập và tổng hợp kế hoạch
- Hàng năm các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cùng với kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường gửi cho cơ quan quản lý cấp trên theo biểu mẫu và thời gian quy định hiện hành.
- Các bộ và cơ quan trung ương, các sở, các cơ quan trực thuộc tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tài chính cùng với kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường thuộc phạm vi mình quản lý, gửi cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (đối với các cơ quan Trung ương) và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đối với các cơ quan địa phương). Riêng hồ sơ kế hoạch của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường lập xong gửi cho Sở Tài chính - Vật giá tham gia và thống nhất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và gửi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Hàng năm Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ??
B. CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1/ Công tác cấp phát và điều hành ngân sách
a/ ở Trung ương
Bộ Tài chính tiến hành cấp phát kinh phí cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các bộ, cơ quan trung ương các khoản chi như tiền lương, bộ máy, chi cho các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và môi trường... theo kế hoạch đã được duyệt.
Các khoản kinh phí của ngân sách Nhà nước dành cho chương trình mục tiêu của khoa học - công nghệ đã được phê duyệt. Bộ Tài chính sẽ cấp phát trực tiếp cho các Bộ, cơ quan ở trung ương theo hình thức cấp phát "kinh phí hạn mức" qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và cấp phát kinh phí này theo hình thức "kinh phí uỷ quyền" qua Sở Tài chính - Vật giá để Sở Tài chính - Vật giá cấp lại cho Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Riêng các khoản kinh phí chống xuống cấp và tăng cường trang thiết bị. Bộ Tài chính sẽ cấp phát kinh phí sau khi có dự toán thiết kế được duyệt, theo Quyết định số 92/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/TTLB ngày 28/3/1994 của Liên Bộ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính và các văn bản hiện hành.
Trong trường hợp thật cần thiết, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh một số khoản chi, nhưng không được vượt quá tổng mức kinh phí đã được Chính phủ thông báo.
Nếu nhu cầu hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường vượt quá kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường hàng năm, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất trình Chính phủ xem xét quyết định.
b/ ở địa phương
Sở Tài chính - Vật giá cấp phát kinh phí cho Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Sở, cơ quan thuộc tỉnh, thành phố theo kế hoạch được duyệt.
Riêng các khoản kinh phí chống xuống cấp và tăng cường trang thiết bị, Sở Tài chính - Vật giá sẽ cấp phát khi có dự toán thiết kế được duyệt, theo đúng các quy định tại Quyết định số 92/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/TTLB ngày 28/3/1994 của Liên Bộ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính và các văn bản hiện hành.
2/ Quản lý các khoản thu
a/ Thu viện trợ, hợp tác với nước ngoài
Tất cả các khoản thu về viện trợ, hợp tác với nước ngoài, quà biếu tặng... trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường bằng ngoại tệ hoặc hiện vật, các đơn vị đều phải hạch toán qua sổ kế toán đơn vị và báo cáo định kỳ hàng quý, năm cùng với báo cáo quyết toán theo công văn số 525/TC-TCĐN ngày 6/4/1992 của Bộ Tài chính và các văn bản hiện hành khác về việc tập trung thu, chi ngoại tệ qua ngân sách Nhà nước.
Các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường cần sử dụng các khoản thu ngoại tệ, viện trợ, hợp tác... như nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, tổ chức quản lý các khoản thu này đồng thời với nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường ở địa phương và toàn quốc.
b/ Các khoản thu do chế thử, thử nghiệm, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ
Các khoản thu này được quản lý theo Thông tư số 1308/TC-KHKT ngày 24/11/1990 của Liên Bộ Uỷ ban Khoa học Nhà nước - Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ thu hồi kinh phí đối với hoạt động khoa học và công nghệ".
3/ Công tác kiểm tra tài chính
- Hàng quý, các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường tự tổ chức kiểm tra tài chính, khoá sổ kế toán, đối chiếu số liệu kế toán với tồn quỹ của đơn vị, số kinh phí thực rút, số kinh phí chưa rút ở Kho bạc Nhà nước, lập báo cáo quyết toán hàng quý gửi cơ quan quản lý cấp trên.
- Hàng năm, các cơ quan quản lý khoa học phối hợp với cơ quan tài chính các cấp kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng kinh phí của các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường. Tập trung kiểm tra các nội dung chi như trả lương, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên, chi quản lý phí, chi các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và môi trường, chi mua sắm sửa chữa cơ sở vật chất (nhà cửa, thiết bị, phương tiện đi lại...); thu, chi của các hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ và dịch vụ kỹ thuật; kiểm tra việc hạch toán kế toán, biểu quyết toán hàng quý, năm, cách lưu giữ chứng từ gốc, chứng từ kế toán.
Sau khi kiểm tra, cần lập biên bản giữa cơ quan quản lý khoa học, cơ quan tài chính và đơn vị được kiểm tra để cùng rút kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng ngân sách khoa học, công nghệ và môi trường.
4- Tổ chức công tác kế toán
Các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường, chuơng trình cấp Nhà nuớc dều phải hạch toán kế toán theo quyết định số 257/TC-CĐKT ngày 11/6/1990 của Bộ Tài chính và các văn bản hiện hành.
Riêng đối với các chương trình cấp Nhà nuớc, phải mở hệ thống sổ kế toán độc lập với hệ thống sổ kế toán của đơn vị, tập hợp chứng từ gốc và chứng từ kế toán kèm theo sổ kế toán của chương trình. Có thể lưu chứng từ gốc và chứng từ kế toán tại các đề tài thuộc chương trình Nhà nước quản lý, nhưng kế toán đề tài phải lập bảng kê chứng từ thu, chi hàng tháng của đề tài gửi cho kế toán chuơng trình. Hàng quý, năm kế toán chương trình phải đối chiếu số liệu thu, chi với kế toán đề tài và lập báo cáo quyết toán gửi cho Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường và Bộ Tài chính.
5/ Công tác quyết toán
Căn cứ vào quyết định số 257/TC-CĐKT ngày l/6/l990 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Thông tư số l4/TC-HCVX ngày 28/2/l994 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi truờng, các cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường lập và tổng hợp báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các bộ, cơ quan trung ương tổ chức công tác hạch toán kế toán và báo cáo quyết toán phần ngân sách Nhà nước về nghiên cứu khoa học cấp trực tiếp qua Bộ gửi Bộ Tài chính theo chế độ hiện hành. Đồng thời các bộ, cơ quan trung uơng tổng hợp gửi báo cáo quyết toán cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tổng hợp .
- Các Sở Khoa học, Công nghệ và môi trường, các đơn vị được nhận kinh phí nghiên cứu khoa học của ngân sách Nhà nước ở các tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập và gửi báo cáo quyết toán cho Sở Tài chính - Vật gía thẩm tra và xét duyệt quyết toán, đồng thời gửi cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tổng hợp.
- Đối với các chương trình mục tiêu (nếu có) do Bộ Tài chính cấp phát cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, việc lập, xét duyệt tổng hợp báo cáo quyết toán thực hiện theo Thông tư số 80/TC-NSNN ngày 24/9/1993 của Bộ Tài chính.
- Các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm cùng với Sở Tài chính - Vật giá quyết toán kinh phí chương trình mục tiêu (nếu có) gửi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường duyệt và tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
Những cơ quan, đơn vị khoa học, công nghệ và môi trường lập hồ sơ quyết toán quý, năm không đủ biểu mẫu và gửi không đúng thời gian quy định thì cơ quan tài chính có quyền từ chối không chấp nhận quyết toán và tạm thời ngừng cấp kinh phí cho quí sau, năm sau.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày l5/8/l994. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn gì, các bộ, ngành, các địa phương phản ánh về liên bộ để nghiên cứu giải quyết.
Lê Quý An (Đã ký) | Tào Hữu Phùng (Đã ký) |
- 1Nghị định 35-HĐBT năm 1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Quyết định 60-TTg năm 1994 về chủ trương và biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1994 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 92-TTg năm 1994 về việc tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 63/TC/KHKT năm 1990 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ ở các tỉnh, thành và đặc khu trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính-Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Thông tư liên tịch 1308/TC-KHKT năm 1990 hướng dẫn chế độ thu hồi kinh phí đối với hoạt động khoa học và công nghệ do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước- Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư liên tịch 1213/KHCN-TC năm 1992 hướng dẫn quản lý tài chính của các chương trình khoa học và công nghệ Nhà nước giai đoạn 1991-1995 do Uỷ ban Khoa học Nhà nước-Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư liên bộ 02/TTLB năm 1994 về việc kế hoạch hoá và quản lý vốn sự nghiệp kinh tế và các sự nghiệp khác đầu tư cho các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn do Bộ Tài chính - Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
Thông tư liên tịch 62-TC-KHCNMT năm 1994 hướng quản lý ngân sách của Ngành khoa học, công nghệ và môi trường do Bộ Tài chính-Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- Số hiệu: 62-TC-KHCNMT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 27/07/1994
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Quý An, Tào Hữu Phùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/1994
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực