Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2003/TTLT-BTC-BGDĐT | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2003 |
Căn cứ Luật giáo dục, Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục - đạo tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
1. Phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) là khoản tiền đóng góp của thí sinh (hoặc gia đình thí sinh) tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo luật định phải tổ chức thi tuyển, để đảm bảo cho các hoạt động liên quan đến công tác tuyển sinh của các cơ quan đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân).
2. Các ngành, địa phương và các cơ sở giáo dục - đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân không được tự quy định và thu phí dự thi, dự tuyển trái với quy định tại Thông tư này.
3. Phí dự thi, dự tuyển thu theo mức thu quy định, sử dụng đúng mục đích và quản lý chi tiêu tiết kiệm theo chế độ tài chính hiện hành.
4. Phí dự thi, dự tuyển bao gồm: Các khoản thu cho việc đăng ký dự thi, dự thi, sơ tuyển, xét tuyển, thi tuyển sinh.
II- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ MỨC THU PHÍ:
1. Thí sinh thực tế đăng ký dự thi tuyển vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (nếu có quy định phải tổ chức thi tuyển theo Luật định) thì phải nộp phí dự thi, dự tuyển tại điểm 2, Phần II Thông tư này, bao gồm:
a) Thí sinh đăng ký dự thi và dự thi vào các trường trung học phổ thông.
b) Thí sinh đăng ký dự thi và dự thi vào các cơ sở giáo dục - đào tạo bậc đại học, cao dẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
c) Thí sinh đăng ký dự thi và dự thi tuyển sinh sau đại học.
d) Thí sinh đăng ký dự thi và dự thi tuyển đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
2. Mức thu phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
2.1/ Phí dự thi, dự tuyển của các trường và cơ sở giáo dục - đào tạo thuộcTrung ương quản lý:
a) Thi tuyển sinh vào trung học phổ thông (nếu có): 15.000 (mười lăm nghìn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
b) Thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:
b.1. Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: 15.000 (mười lăm nghìn) đồng/thí sinh/hồ sơ.
b.2. Thí sinh đăng ký dự thi, sơ tuyển và dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (đối với trường có tổ chức thi):
- Đăng ký dự thi: 40.000 (bốn mươi nghìn) đồng/thí sinh/hồ sơ.
- Sơ tuyển (đối với trường có tổ chức sơ tuyển trước khi thi chính thức): 20.000 (hai mươi nghìn) đồng/thí sinh/lần dự thi (bao gồm tất cả các môn).
- Dự thi:
+ Dự thi văn hoá: 20.000 (hai mươi nghìn) đồng/thí sinh/lần dự thi (bao gồm tất cả các môn).
+ Dự thi năng khiếu: 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/thí sinh/lần dự thi (bao gồm tất cả các môn).
c) Thi tuyển sinh đào tạo sau đai học:
- Đăng ký dự thi: 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/thí sinh/hồ sơ.
- Dự thi: 100.000 (một trăm nghìn) đồng/thí sinh/môn dự thi.
d) Thi tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước:
- Đăng ký dự thi: 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/thí sinh/hồ sơ.
- Dự thi:
+ Môn ngoại ngữ: 200.000 (hai trăm nghìn) đồng/thí sinh.
+ Môn cơ sở, cơ bản, chuyên ngành: 100.000 (một trăm nghìn) đồng/thí sinh/môn dự thi.
2.2/ Mức thu phí dự thi, dự tuyển của các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc địa phương quản lý:
Thực hiện theo mức thu do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phù hợp với thực tế địa phương. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để xác định mức thu trên cơ sở các chi phí cần thiết hợp lý phục vụ việc tổ chức thi tuyển (bao gồm cả chi phí xây dựng trụ sở, chi phí tiền công và các khoản phụ cấp theo tiền công, chi phí quản lý...) theo đúng nguyên tắc xác định hướng dẫn mức thu phí tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và quy định tại Thông tư này để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo đúng quy định tại Điều 92 Luật giáo dục.
3. Phí dự thi, dự tuyển thu bằng Đồng Việt Nam.
III- PHÂN PHỐI, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU PHÍ:
1. Phân phối tiền thu phí dự thi, dự tuyển:
a) Toàn bộ số tiền phí đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do các Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp thu được phân phối như sau:
- Trích nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo số tiền là 4.000 (bốn nghìn) đồng/hồ sơ/thí sinh để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh và công tác khác liên quan đến công tác tuyển sinh của Bộ.
- Sở Giáo dục và Đào tạo được trích để lại 6.500 (sáu nghìn năm trăm) đồng/hồ sơ/thí sinh (đối với thí sinh nộp hồ sơ về sở) để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh ở địa phương.
- Số tiền phí đăng ký dự thi thu được còn lại chuyển cho cơ sở giáo dục - đạo tạo nơi thí sinh đăng ký dư thi.
b) Toàn bộ số tiền phí đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do các cơ sở giáo dục - đào tạo trực tiếp thu phải trích nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo 4.000 (bốn nghìn) đồng/hồ sơ/thí sinh để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh và công tác khác liên quan đến công tác tuyển sinh của Bộ; Số tiền còn lại để chi cho các công tác tuyển sinh tại cơ sở giáo dục - đạo tạo.
c) Toàn bộ số tiền phí sơ tuyển, dự thi, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do các cơ sở giáo dục - đào tạo trực tiếp thu và chi theo quy định.
d) Toàn bộ số tiền phí thi tuyển vào các trường trung học phổ thông, đào tạo sau đại học và đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục - đào tạo tổ chức thi tuyển trực tiếp thu và chi theo quy định.
2. Sử dụng tiền thu phí dự thi, dự tuyển:
Các cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh được sử dụng số tiền lệ phí tuyển sinh được trích theo quy định tại điểm 1, mục này để chi phí cho công tác tuyển sinh theo các nội dung cụ thể sau đây:
a) Tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi và phục vụ công tác chuẩn bị kỳ thi, gồm:
- Chi phục vụ công tác triển khai tuyển sinh từ Bộ đến Sở và các cơ sở giáo dục - đạo tạo.
- Chi hội nghị, tập huấn cán bộ, kiểm tra, thanh tra;
- Chi giao nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi;
- Chi nhập và xử lý số liệu trên máy tính;
- Chi làm đề thi, in sao đề thi, bảo vệ an toàn cho đề thi;
- Chi thuê phòng thi, thuê phương tiện vận chuyển, đảm bảo y tế, nước uống, an ninh trật tự và văn phòng phẩm;
- Chi in ấn giấy báo dự thi, danh sách phòng thi;
- Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);
- Chi in, mua giấy nháp, giấy thi, biên lai thu lệ phí;
- Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức tuyển sinh.
b) Phục vụ công tác thi tuyển, gồm:
- Chi tổ chức trông thi;
- Chi chấm thi, chấm kiểm tra và chấm thẩm định;
- Chi công tác sơ tuyển, xét tuyển, triệu tập trúng tuyển;
- Chi in sổ điểm, giấy chứng nhận kết quả thi;
- Chi kiểm tra kết quả thi của thí sinh trúng tuyển;
- Chi duyệt đề cương của nghiên cứu sinh, thực tập sinh;
- Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);
- Chi in, mua biên lai thu phí và chi phí văn phòng phẩm;
- Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác thi tuyển.
Định mức chi đối với nội dung chi tại điểm 2 nêu trên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3. Quản lý tiền thu phí dự thi, dự tuyển:
Cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai mức thu phí dự thi, dự tuyển tại nơi thu phí và thực hiện thu phí theo đúng mức thu quy định tại điểm 2 Phần II Thông tư này. Khi thu tiền phí dự thi, dự tuyển phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. Biên lai nhận tại cơ quan Thuế địa phương nơi đơn vị dóng trụ sở (hoặc biên lai tự in sau khi đã thống nhất với Cục thuế tỉnh, thành phố) và được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý biên lai thu phí, lệ phí của Bộ Tài chính quy định.
b) Định kỳ 10 (mười) ngày một lần cơ quan, đơn vị thu phải gửi toàn bộ tiền phí dự thi, dự tuyển thu được vào tài khoản tạm giữ "tiền phí, lệ phí" của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
c) Thực hiện chế độ sổ, chứng từ kế toán theo dõi việc thu và quản lý sử dụng tiền phí dự thi, dự tuyển theo hệ thống kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 999/TC/QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính và Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu), chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ban hành kèm theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ Tài chính (đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập).
d) Hàng năm phải lập dự toán thu - chi phí dự thi, dự tuyển đồng thời với dự toán tài chính. Việc lập và chấp hành dự toán, quản lý thu - chi tiền phí thu được phải thực hiện theo đúng chế độ tài chính hiện hành và tổng hợp vào báo cáo tài chính định kỳ của cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo nguyên tắc tài chính công khai, dân chủ.
e) Tự cân đối nguồn thu để chi phí cho công tác tổ chức tuyển sinh. Trường hợp thu không đủ chi thì các cơ sở giáo dục - đào tạo được sử dụng từ nguồn kinh phí hiện có của đơn vị để chi phí cho công tác tuyển sinh; đối với các cơ sở được giao nhiệm vụ tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước thì được ngân sách cấp bù.
Phần chênh lệch thừa phí dự thi, dự tuyển (nếu có) được bổ sung nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Thông tư số 03/TT-LB ngày 29/02/1996 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính "Hướng dẫn thực hiện việc thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp", Thông tư số 95/2000/TT-BTC ngày 22/9/2000 của Bộ Tài chính "Về lệ phí tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" và Thông tư số 34/2001/TT-BTC ngày 25/5/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh vào các trường, cơ sở giáo dục công lập".
2. Sở Tài chính - Vật giá, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thu và quản lý sử dụng phí dự thi, dự tuyển theo quy định tại Thông tư này.
3. Thí sinh thuộc đối tượng nộp phí dự thi, dự tuyển, các cơ quan, đơn vị thu phí dự thi, dự tuyển vào các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu giải quyết.
Trần Văn Nhung (Đã ký) | Trương Chí Trung (Đã ký) |
- 1Thông tư 95/2000/TT-BTC hướng dẫn tạm thời việc thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 34/2001/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh vào các trường, các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Tài Chính ban hành
- 3Thông tư 63/2003/TT-BTC quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở dạy nghề công lập và bán công do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 682/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư liên tịch 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư 95/2000/TT-BTC hướng dẫn tạm thời việc thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 34/2001/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh vào các trường, các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Tài Chính ban hành
- 3Thông tư liên tịch 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 682/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT năm 1996 ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Thông tư 95/2000/TT-BTC hướng dẫn tạm thời việc thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước do Bộ tài chính ban hành
- 5Quyết định 12/2001/QĐ-BTC về chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 6Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 7Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 8Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 121/2002/TT-BTC hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài Chính ban hành
- 10Thông tư 63/2003/TT-BTC quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở dạy nghề công lập và bán công do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư liên tịch 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư liên tịch 28/2003/TTLT-BTC-BGDĐT quy định thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) và các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 28/2003/TTLT-BTC-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 04/04/2003
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Nhung, Trương Chí Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra