Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-TTLN

Hà Nội , ngày 15 tháng 8 năm 1989

 

THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO -BỘ NỘI VỤ - BỘ TƯ PHÁP SỐ 04- 89 -TTLN NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 1989 VỀ VIỆC GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Để thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng Hình sự về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn như sau:

I. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Theo khoản 1 Điều 238 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Toà án có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù; cho nên, từ ngày 1 tháng 1 năm 1989 trở đi Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự cấp cao không có thẩm quyền xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo các Điều 49, 51 Bộ luật Hình sự nữa, mà toàn bộ các công việc này thuộc thẩm quyền của các Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà quân sự cấp quân khu.

II.THỦ TỤC XÉT GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Thủ tục xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cụ thể như sau:

1. Trại quản lý và cải tạo phạm nhân, gọi tắt là trại cải tạo, do Công an cấp tỉnh quản lý (kể cả trường hợp trại cải tạo do do Công an cấp tỉnh này quản lý nằm ở các tỉnh khác, như một số trại cải tạo thuộc quyền quản lý của Công an thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh) lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người mà trại có nhiệm vụ quản lý và cải tạo, rồi chuyển hồ sơ đó cho công an cấp tỉnh xem xét. Đối với những người chấp hành hình phạt tù ở trại cải tạo của quân đội do quân khu quản lý thì trại cải tạo lập hồ sơ rồi chuyển cho cơ quan quản lý trại cải tạo ở quân khu để xem xét. Đối với những người chấp hành hình phạt tù ở trại cải tạo do Bộ Nội vụ trực tiếp quản lý thì trại cải tạo lập hồ sơ rồi chuyển cho Bộ Nội vụ để xem xét.

Đối với những người chấp hành hình phạt tù ở trại cải tạo do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý thì trại cải tạo lập hồ sơ rồi chuyển cho cơ quan quản lý các trại cải tạo của Bộ Quốc phòng để xem xét.

2. Khi làm thủ tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, trại cải tạo phải sao phần quyết định của bản án. Nếu trước đó người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì cần nêu rõ số lần được giảm, người bị kết án đã chấp hành được bao nhiêu thời gian của hình phạt, thái độ cải tạo, tình hình sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình của họ và nêu rõ mức đề nghị giảm cụ thể. Đối với những trường hợp có lý do đáng được khoan hồng thêm thì phải có giấy xác nhận về lý do đó (như giấy chứng nhận của Hội đồng giám định y khoa về bệnh hiểm nghèo, giáy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân, cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội về việc lập công...).

3. Bộ Nội vụ xem xét đề nghị của trại cải tạo do Bộ Nội vụ trực tiếp quản lý, đề xuất ý kiến của mình và thông báo ý kiến đó cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng thời chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại cải tạo nói trên.

4. Cơ quan quản lý các trại cải tạo do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý xem xét đề nghị của trại cải tạo, đề xuất ý kiến của mình và thôngbáo ý kiến đó cho Viện kiểm sát quân sự Trng ương, đòng thời chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có trại cải tạo nói trên.

5. Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý trại cải tạo của quân đội ở quân khu xem xét đề nghị của trại cải tạo do công an cấp tỉnh hoặc do quân khu quản lý, đề xuất ý kiến của mình rồi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân hoặc Viện kiểm sát quân sự cùng cấp.

6. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu hồ sơ do cơ quan công an cùng cấp hoặc hồ sơ do Bộ Nội vụ chuyển đến, đề xuất ý kiến của mình rồi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nghiên cứu hồ sơ do cơ quan quản lý trại cải tạo của quân đội ở quân khu hoặc hồ sơ do cơ quan quản lý các trại cải tạo do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý chuyển đến, đề xuất ý kiến của mình, rồi chuyển hồ sơ sang Toà án quân sự cấp quân khu.

7. Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu xét việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù bằng Hội đồng gồm có ba thành viên là ba thẩm phán, có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp là kiểm sát viên.

8. Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù họp tại trụ sở Toà án, nhưng cũng có thể đến tận trại cải tạo để tiến hành việc xét giảm và trong trường hợp cần thiết có thể tiếp xúc với người bị kết án tại trại cải tạo.

9. Theo tinh thần của khoản 3 Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được tiến hành như sau: Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ của trại cải tạo đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án, ý kiến của các cơ quan công an hoặc các cơ quan quản lý trại cải tạo của quân đội đối với đề nghị của trại cải tạo.

Sau đó, Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phát biểu ý kiến đối với đề nghị của trại cải tạo, đối với ý kiến của các cơ quan công an cấp tỉnh hoặc các cơ quan quản lý trại cải tạo của quân đội và đề xuất ý kiến của mình.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định việc chấp nhận toàn bộ hoặc một phần đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án hay không chấp nhận đề nghị đó.

10. Quyết định của Toà án về xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có thể bị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hết hạn kháng nghị,Toà án đã tiến hành việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải chuyển hồ sơ xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cùng với kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm tương ứng là các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quân sự cấp cao.

11. Việc phúc thẩm các quyết định của Toà án về xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được tiến hành theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Toà án cấp phúc thẩm có quyền:

- Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án.

- Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án, nếu có kháng nghị theo hướng đó.

- Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.

- Huỷ bỏ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và bác bỏ đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

12. Những quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nếu phát hiện có sai lầm thì có thể bị kháng nghị và xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo các quy định tại các Chương XXIX, XXX Bộ luật tố tụng hình sự.

13. Nhằm đề cao tính giáo dục và khuyến khích việc quyết tâm cải tạo tốt, các trại cải tạo cần thông báo rộng rãi quyết định của Toà án về xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù để toàn thể các trại viên của trại cải tạo được biết.

III. ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

1. Điều kiện để được xét giảm: Người đang chấp hành hình phạt tù, nếu có đủ 2 điều kiện sau đây thì được xét giảm:

a) Đã chấp hành được 1/3 (một phần ba) thời hạn hình phạt. Nếu bị phạt tù chung thân thì đã chấp hành hình phạt được 10 năm.

b) "Đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo" thể hiện ở các mặt sau đây:

- Thành thật hối lỗi.

- Tích cực lao động, học tập.

- Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, nội quy của trại cải tạo.

Tinh thần chung là: đối với những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, những phần tử tái phạm nguy hiểm, những tên lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, những tên giết người trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (như: giết người để cướp tài sản, giết nhiều người...) thì việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt phải rất chặt chẽ. Đối với những người lao động bị kết án, đã cải tạo tốt thì được xét giảm rộng rãi hơn.

Người bị phạt tù từ 20 năm tù trở xuống thì mỗi lần có thể được giảm từ 1 tháng đến ba năm. Những trường hợp giảm đến 3 năm phải là những trường hợp cải tạo thật tốt.

- Mỗi người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt tù là một nửa hình phạt đã tuyên.

- Người bị tù chung thân lần đầu được giảm xuống 20 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời gian đã thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm.

- Nói chung, mỗi người mỗi năm chỉ được xét giảm một lần. Tuy nhiên nếu sau khi được giảm có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng thêm như lập công lớn, mắc bệnh hiểm nghèo, thì có thể được xét giảm thêm một lần trong năm đã được giảm.

3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt:

- Theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, đối với người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù có lý do đáng được khoan hồng thêm thì có thể được xét giảm sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở các Điều 49, 51 Bộ luật Hình sự (đã nói ở điểm 1 và 2 trên đây). Lý do đáng được khoan hồng thêm là:

- Người bị kết án đã lập công như: tố cáo, giúp trại cải tạo hoặc cơ quan điều tra phát hiện tội phạm; có sáng kiến hoặc cải tiến kỹ thuật có giá trị trong sản xuất, cứu được tính mạng người khác trong tình thế hiểm nghèo; cứu được tài sản Nhà nước, của tập thể hoặc của công dân khi có bão, lụt, hoả hoạn.v.v..

Người bị kết án đã quá già yếu hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo. Người quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc từ trên 60 tuổi mà thường xuyên ốm yếu. Mắc bệnh hiểm nghèo là mắc một trong những bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng như: lao nặng, ung thư, bại liệt v.v...

Bộ luật Hình sự không quy định rõ là thời điểm sớm hơn và mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở các Điều 49 và 51 là bao nhiêu. Tuy nhiên ít nhất thì người bị kết án cũng phải chấp hành được 1/4 thời hạn của hình phạt; nếu bị phạt tù chung thân thì ít nhất cũng đã ở tù được 8 năm mới được xét giảm lần đầu. Mức mỗi lần cao nhất có thể là 4 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt ít nhất là 2/5 thời gian hình phạt đã tuyên. Nếu bị phạt tù chung thân thì thời gian đã thực sự chấp hành hình phạt ít nhất là 10 năm.

4. Giảm hình phạt tù đối với người phạm tội mới: Đối với những người đã được giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng thì Toà án chỉ xét giảm lần sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 thời hạn hình phạt tổng hợp của hai bản án hoặc 15 năm nếu hình phạt tổng hợp là tù chung thân.

5. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người chưa thành niên.

Theo Điều 66 Bộ luật Hình sự thì người thì người chưa thành niên bị kết án nếu cải tạo tốt thì được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở Điều 49 Bộ luật Hình sự. Do đó nếu họ đã chấp hành được 1/ 4 thời hạn hình phạt và cải tạo tốt thì được xét giảm. Mỗi lần có thể giảm đến 4 năm, nhưng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt ít nhất là 2/ 5 của thời hạn hình phạt đã tuyên. Nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại.

6. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với quân nhân:

Quân nhân bị kết án nếu cải tạo tốt cũng được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo các Điều 49, 51 Bộ luật Hình sự như đối với dân thưòng bị kết án theo hướng dẫn ở các mục trên đây. Hạn chấp hành hình phạt tù trong Thông tư liên ngành số 05/TT-LN ngày 26 tháng 12 năm 1986 Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ "về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt và chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp".

1. Khi Công an các địa phương vẫn quản lý một số trại giam thì phải thực hiện đúng Thông tư này.

- Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thêm Phó Ban chỉ huy Cảnh sát nhân dân tham gia và cán bộ PC 12 làm uỷ viên thư ký trong Hội đồng xét duyệt giảm án.

Bùi Thiện Ngộ

(Đã ký)

Trịnh Hồng Dương

(Đã ký)

 

Nguyễn Quốc Hồng

(Đã ký)

 

Trần Đông

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 04-TTLN năm 1989 về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù do Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Nội vụ- Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 04-TTLN
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 15/08/1989
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Người ký: Bùi Thiện Ngộ, Nguyễn Quốc Hồng, Trần Đông, Trịnh Hồng Dương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/08/1989
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản