- 1Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 2Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 3Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 4Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 5Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 6Nghị định 84/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
- 7Nghị định 58/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
BỘ NỘI VỤ - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2014/TTLT-BNV-UBDT | Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
Thông tư liên tịch này (sau đây gọi là Thông tư) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ, công chức cấp xã) người dân tộc thiểu số.
1. Bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số theo phân cấp quản lý và theo quy trình, thủ tục.
2. Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, đúng đối tượng quy định.
3. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phải đảm bảo góp phần nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc và miền núi.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị đã sử dụng hết chỉ tiêu biên chế thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức cấp Bộ, ngành và địa phương phải căn cứ vào nhu cầu, điều kiện cụ thể để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số bổ sung, thay thế các trường hợp đã thôi việc, nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác đảm bảo tỷ lệ hợp lý theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.
Điều 4. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội; cơ cấu vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; điều kiện, yêu cầu cụ thể của địa phương để tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị đảm bảo tỷ lệ hợp lý, tương ứng với tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại địa phương.
Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; cơ cấu vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, đảm bảo tỷ lệ hợp lý.
Điều 5. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc
1. Ủy ban Dân tộc có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 40% tổng số biên chế.
2. Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, trong quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý phải có ít nhất 01 chức danh cấp trưởng hoặc cấp phó là người dân tộc thiểu số.
Điều 6. Tuyển dụng công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của địa phương, trong kế hoạch tuyển dụng phải xác định một tỷ lệ biên chế hợp lý trong tổng số biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao để tổ chức tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào công chức, viên chức. Tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển và trình tự, thủ tục tổ chức tuyển dụng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Người dân tộc thiểu số được cử đi học Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng không qua thi vào công chức, viên chức và phân công công tác theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào số lượng người dân tộc thiểu số học theo chế độ cử tuyển sẽ tốt nghiệp ra trường để xác định số lượng biên chế dự phòng làm cơ sở tuyển dụng, bố trí vào công chức, viên chức đảm bảo tỷ lệ hợp lý.
Điều 7. Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
1. Việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật hiện hành.
2. Ưu tiên quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là nữ, trẻ, rất ít người tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp.
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức, viên chức người dân tộc thiểu số vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật hiện hành.
2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số công tác từ cấp huyện trở xuống đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch vào vị trí lãnh đạo, quản lý hoặc vị trí tương đương được bổ nhiệm lần đầu nếu còn thiếu tiêu chuẩn theo quy định thì vẫn được xem xét bổ nhiệm để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, nhưng trong thời gian không quá 1/2 thời hạn bổ nhiệm, cơ quan có thẩm quyền quản lý phải có trách nhiệm cử đi đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn.
Điều 9. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc, tiếng dân tộc, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học và các kỹ năng quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
1. Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức việc tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Thông tư này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban Dân tộc
a) Phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức kiểm tra thực hiện Thông tư này;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Hàng năm, tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số gửi về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu áp dụng tại Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc để xem xét, nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền./.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
Nơi nhận: |
- 1Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT-BGDĐT-BTCCBCP-UBDTMN về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ - Uỷ Ban dân tộc và miền núi ban hành
- 2Quyết định 110/QĐ-UBDT giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức Nhà nước năm 2014 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Thông tư liên tịch 07/2014/TTLT-UBDT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Công văn 5317/BNV-CCVC năm 2017 về báo cáo thống kê về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Nghị định 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- 2Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT-BGDĐT-BTCCBCP-UBDTMN về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ - Uỷ Ban dân tộc và miền núi ban hành
- 3Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 4Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 5Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 6Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 7Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 8Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 9Nghị định 84/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
- 10Quyết định 110/QĐ-UBDT giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức Nhà nước năm 2014 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 11Nghị định 58/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 12Thông tư liên tịch 07/2014/TTLT-UBDT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 13Công văn 5317/BNV-CCVC năm 2017 về báo cáo thống kê về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số do Bộ Nội vụ ban hành
Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BNV-UBDT hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 02/2014/TTLT-BNV-UBDT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 11/09/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Sơn Phước Hoan, Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: 26/10/2014
- Số công báo: Từ số 951 đến số 952
- Ngày hiệu lực: 01/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực