Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 68-LB/TC-KH

Hà Nội , ngày 04 tháng 11 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ SỐ 68/LB/TC-KH NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN SUẤT CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HỌC SINH LÀO VÀ HỌC SINH CAMPUCHIA HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM

Căn cứ vào ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3923/QHQT ngày 14 tháng 8 năm 1996 về việc điều chỉnh suất chi phí đào tạo đối với học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam.
Liên bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện suất chi phí đào tạo đối với học sinh Lào và học sinh Campuchia tại Việt Nam như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng được áp dụng suất chi phí đào tạo là số lượng học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam, được ghi trong Hiệp định ký kết hàng năm về hợp tác kinh tế - Văn hoá - Khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia.

II. CƠ CẤU SUẤT CHI PHÍ ĐÀO TẠO

1. Suất chi phí đào tạo được quy định theo mỗi bậc học: Trung học, Đại học hoặc tương đương, sau Đại học, cán bộ cao cấp và hệ bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 12 tháng).

2. Suất chi phí đào tạo bao gồm 2 phần:

- Phần học sinh được nhận trực tiếp.

- Phần nhà trường quản lý, chi tiêu và hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh.

Được quy định cụ thể như sau:

2.1. Phần học sinh được nhận trực tiếp:

Gồm: Học bổng và những khoản trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu:

a. Học bổng:

Học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt nam được nhận trực tiếp học bổng hàng tháng bằng tiền đồng Việt Nam để chi ăn, mặc và tiêu vặt theo các mức quy định sau đây:

Đơn vị đồng Việt Nam

 

Trung học

Đại học

Sau Đại học, C.bộ C.cấp

Ngắn hạn

Tiền ăn

333.000

360.000

390.000

390.000

Tiền mặc

20.000

20.000

20.000

20.000

Tiền tiêu

330.000

370.000

410.000

410.000

Cộng

680.000

750.000

820.000

820.000

b. Trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu (học sinh được nhận bằng hiện vật):

- Học sinh Lào và học sinh Campuchia khi mới sang học hệ dài hạn của các bậc học được trang cấp ban đầu một lần cho cả khoá học trị giá 1.000.000 đồng/người.

- Học sinh học ngắn hạn (dưới 12 tháng) được trang cấp một lần cho cả khoá học trị giá 330.000 đồng/người.

- Học sinh khối Quốc phòng, Nội vụ, Cơ yếu, căn cứ vào chế độ và định lượng quân trang theo ngành, được hưởng thêm chênh lệch quân trang trị giá 25.000 đồng/người/tháng.

(Xem nội dung chi tiết tại phụ lục số 1 đính kèm Thông tư này).

2.2 Kinh phí do nhà trường quản lý và chi tiêu:

Bao gồm: Những khoản chi thường xuyên hàng tháng, những khoản chi phát sinh trong năm và những khoản chi phát sinh trong cả quá trình học tập tại Việt Nam được tính quy đổi theo tháng cho các bậc học, được quy định như sau:

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

 

Trung học

Đại học

Sau ĐH, C.bộ C.Cấp

Ngắn hạn

Chi thường xuyên

340.000

380.000

420.000

420.000

Chi trong năm

25.000

25.000

25.000

25.000

Chi 1 lần trong cả khoá học

560.000

560.000

560.000

730.000

Cộng

925.000

965.000

1.005.000

1.175.000

- Khối Quốc phòng, Nội vụ, Cơ yếu, Thể dục Thể thao, Văn công, Xiếc và các trường chuyên đào tạo Học sinh Lào và học sinh Campuchia được giải quyết thêm 10% khoản chi thường xuyên của mỗi bậc học để tăng phần chi phục vục học tập và giảng dạy cho học sinh.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn xét học sinh giỏi hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những học sinh Lào và học sinh Campuchia được xếp loại giỏi sẽ được thưởng 1 tháng học bổng của năm đó.

- Căn cứ vào cơ sở vật chất thực tế của các đơn vị có nhiệm vụ đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia để xét hỗ trợ đầu tư xây dựng hay cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo cho mỗi học sinh có đủ diện tích là 15m2 để ở, ăn và sinh hoạt theo kế hoạch chung phân bổ hàng năm.

(Xem nội dung chi tiết tại phụ lục số 2 đính kèm Thông tư này).

III. KẾ HOẠCH VÀ CẤP PHÁT

1. Căn cứ vào Hiệp định ký kết hàng năm giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, giữa Chính phủ Việt nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia và báo cáo của các Bộ ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo kế hoạch cả năm về chỉ tiêu suất đào tạo Học sinh Lào và học sinh Campuchia.

2. Căn cứ vào thông báo kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu đào tạo Học sinh Lào và học sinh Campuchia, căn cứ vào số lượng học sinh hiện có mặt và chế độ suất chi đào tạo quy định nêu trên, các Bộ ngành tập hợp và lập kế hoạch cả năm dự toán hàng quý về nhu cầu kinh phí theo những nội dung cụ thể từng khoản mục của suất chi đào tạo để gửi Bộ Tài chính xét cấp phát.

3. Căn cứ vào tính chất và đặc thù đào tạo cụ thể của các đơn vị cơ sở và số lượng học sinh, các Bộ ngành tổng hợp dự toán hàng quý theo nội dung các khoản chi được quy định tại phụ lục 1 và 2 đính kèm Thông tư này gửi Bộ Tài chính để xét cấp, các đơn vị có thể được linh hoạt chi các nội dung cho phù hợp nhưng không được vượt quá tổng mức quy định của mỗi khoản.

4. Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào nhu cầu cần thiết và nội dung chi của từng công việc mà tiến hành xét cấp phát hàng quý cho đơn vị cụ thể như sau:

4.1. Những nội dung được xét cấp ngay một lần theo thực tế:

- Vé máy bay lượt sang khi học sinh mới sang học tập tại Việt Nam.

- Vé máy bay và lệ phí sân bay lượt về, cước thêm 20kg ngoài vé.

(mục 3.1.1 và 3.2.1 phụ lục số 2)

- Tiền thưởng cho học sinh được xếp loại giỏi.

4.2. Những nội dung được cấp khoán 1 lần khi học sinh mới sang học tại Việt Nam:

- Trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu cho học sinh:

1.000.000 đồng/người/khoá, nếu là học sinh dài hạn.

330.000 đồng/người/khoá, nếu là học sinh ngắn hạn.

- Trang bị ban đầu cho nhà trường: 1.300.000 đồng/người/khoá.

(Mục 3.1.2 phụ lục số 2)

4.3. Kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất: (mục 3.1.11 và 3.2.9 phụ lục số 2) được căn cứ vào định mức nêu trên và thực tế của các đơn vị có đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia để lập cụ thể hàng năm và được xét giải quyết cấp phát theo kế hoạch chung phân bổ hàng năm, được chi tập trung từ Ngân sách Nhà nước.

5. Các khoản chi còn lại không thuộc các mục nêu ở điểm 4.1, 4.2 và 4.3 nêu trên sẽ được phân bổ và xét cấp vào mỗi quý.

6. Các Bộ, ngành lập báo cáo thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và báo cáo thực hiện cả năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời lập báo cáo quyết toán chi đào tạo Học sinh Lào và chi đào tạo học sinh Campuchia để gửi Bộ Tài chính vào cuối quý đầu năm sau.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 09 năm 1996, và được thay thế cho tất cả các văn bản trước đây về suất chi phí đào tạo đối với học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các Bộ, ngành và các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét giải quyết.

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

Võ Hồng Phúc

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC SỐ 1

KÈM THEO THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ: 68 LB/TC-KH, NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 1996.KINH PHÍ HỌC SINH ĐƯỢC NHẬN TRỰC TIẾP:

Bao gồm: Học bổng và những khoản trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu.

1. Học bổng:

Học sinh Lào và học sinh Campuchia sang học tập tại Việt nam từ tháng nào thì được nhận học bổng từ tháng đó bằng tiền đồng Việt nam để chi ăn, mặc thường xuyên và chi tiêu hàng tháng, được quy định cho các bậc học và theo những nội dung cụ thể như sau:

Đơn vị: Đồng Việt Nam/người/tháng

Nội dung

Trung học

Đại học

Sau ĐH, cán bộ cao cấp (3)

Ngắn hạn

Tiền ăn

330.000

360.000

390.000

390.000

Tiền mặc T/xuyên (1)

20.000

20.000

20.000

20.000

Tiền tiêu (2)

330.000

370.000

410.000

410.000

(1) Tiền mặc thường xuyên, gồm: 1 quần âu, 1 áo sơ mi và 2 bộ quần áo lót trị giá là 24.000 đồng, để sử dụng trong 1 năm.

(2) Tiền tiêu: Học sinh Lào và học sinh Campuchia tự đảm nhiệm chi tiêu trong việc đi lại của cá nhân, chi liên hoan những ngày lễ (quốc khánh) tết cổ truyền của dân tộc mình và các chi phí để phục vụ cho việc thực tập tốt nghiệp cuối khoá, nhà trường không trực tiếp và tự chi những nội dung này mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho học sinh khi cần.

Nhà trường liên hệ và tổ chức mua bảo hiểm cho học sinh (kinh phí được lấy trong học bổng để chi) tiền chi khám chữa bệnh và điều trị do học sinh đảm nhận.

(3) Cán bộ cao cấp: là cán bộ lãnh đạo cấp thứ trưởng và tương đương thứ trưởng trở lên.

2. Trang cấp cá nhân:

(Khoá học dài hạn tính bình quân là 5 năm = 60 tháng).

- Học sinh Lào và học sinh Campuchia khi mới sang học hệ dài hạn của các bậc học tại Việt Nam được hưởng trang cấp ban đầu một lần trị giá 1.000.000 đồng/người để mua sắm một số thứ đồ dùng cá nhân cần thiết sử dụng cho cả khoá học, mất không cấp lại khi học sinh chuyển trường hay về nước được mang theo, cụ thể là: 1 chăn cá nhân (cả vỏ và ruột), 1 màn tuyn cá nhân, 1 bộ comlê, 1 áo len hoặc 1 áo ấm, 1 đôi giày hay dép da.

- Học viên sang học bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 12 tháng) được hưởng trang cấp ban đầu một lần trị giá 330.000 đồng/người để mua sắm một số đồ dung cá nhân cần thiết là: 1 chăn cá nhân (cả vỏ và ruột), 1 màn tuyn cá nhân và 1 chậu rửa, để sử dụng trong cả thời gian học, khi về nước được mang theo.

- Học sinh khối Quốc phòng, Nội vụ, Cơ yếu được căn cứ vào chế độ và định lượng quân trang theo ngành để giải quyết, cụ thể là: ngoài tiền mặc được hưởng trong học bổng và tiền trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu như các đối tượng học sinh khác còn được hưởng thêm chênh lệch quân trang trị giá 25.000 đồng/người/tháng.

PHỤ LỤC SỐ 2

KÈM THEO THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ: 68 LB/TC-KH, NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 1996.KINH PHÍ DO NHÀ TRƯỜNG QUẢN LÝ VÀ CHI TIÊU:

Là những nội dung chi để phục vụ trực tiếp công tác đào tạo và sinh hoạt của học sinh, được quy định cho mỗi bậc học như sau:

Đơn vị: Đồng VN/người/tháng

 

Trung học

Đại học

Sau ĐH, Cán bộ cao cấp

Ngắn hạn

Chi thường xuyên

340.000

380.000

420.000

420.000

Chi trong năm

25.000

25.000

25.000

25.000

Chi 1 lần cho cả khoá học

560.000

560.000

560.000

730.000

Bao gồm những nội dung chi cụ thể như sau:

1. Những khoản chi thường xuyên hàng tháng:

- Chi phí phục vụ học tập và giảng dạy = 35%

Gồm: Chi bồi dưỡng giảng dạy, tài liệu giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, chi thí nghiệm, thực tập môn học trong và ngoài trường, chi phụ đạo ngoài giờ.

- Chi hành chính thường xuyên = 65%

Gồm: Chi tiền điện (70Kw), tiền nước, chi văn phòng phẩm, văn thư, điện báo, văn hoá, thể dục thể thao, xăng dầu đi lại, y tế tại cơ quan, chi thuê hợp đồng người phục vụ, và chi mua sắm bổ sung vật rẻ tiền mau hỏng.

2. Những khoản chi phát sinh trong năm:

Gồm: Chi khai giảng và bế giảng năm học, kỷ niệm quốc khánh, tết cổ truyền dân tộc, và chi sửa chữa nhỏ tài sản cố định. Mức chi được quy định thống nhất cho các bậc đại học là: 300.000 đồng/người/năm = (25.000 đồng/người/tháng).

Căn cứ vào tiêu chuẩn xét học sinh giỏi hàng năm của Bộ Giáo dục và đào tạo, những học sinh được xếp loại giỏi thì được thưởng một tháng học bổng của năm học đó.

3. Những khoản chi phát sinh cho cả khoá học:

3.1. Quy định cho các bậc học dài hạn:

Bao gồm những khoản chi như sau:

1

- Vé máy bay lượt sang, vé máy bay lượt về, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) và lệ phí sân bay lượt về.

2.330.000

2

- Trang bị ban đầu (gồm: giường cá nhân 420.000đ đệm 250.000đ,tủ 400.000đ, bàn ghế ấm chén phích tích 100.000đ, ga 2 chiếc 50.000đ, gối 2 chiếc 50.000đ, chậu rửa 30.000đ).

1.130.000

3

- Chi làm hồ sơ, thủ tục nhập học

50.000

4

- Trang bị phòng ở (ngoài trang bị ban đầu nêu trên) và lớp học.

500.000

5

- Trang bị nhà ăn, nhà bếp

300.000

6

- Chi phục vụ thực tập tốt nghiệp cuối khoá,kể cả chi phí bồi dưỡng bảo vệ luận án tốt nghiệp của đối tượng sau đại học

3.000.000

7

- Tham quan nghỉ mát cuối khoá

900.000

8

- Chi tổng kết, kết thúc khoá học

50.000

9

- Tặng phẩm (tài liệu hoặc giáo trình)

250.000

10

- Một số chi trang bị khác như: tivi màu, tủ lạnh nhà ăn, trang bị đến khi 4 học sinh có một bộ máy vi tính.

2.400.000

11

- Hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất

22.500.000

Từ nội dung 3 đến 10 sẽ được phân bổ và xét cấp vào mỗi quý = 125.000 đồng/ng/tháng.

Tổng hợp định mức chi khoản 3.1 là: 560.000đ/ng/tháng

3.2. Quy định cho hệ ngắn hạn (dưới 12 tháng):

Bao gồm những nội dung chi như sau:

1

- Vé máy bay lượt sang, vé máy bay lượt về, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) và lệ phí sân bay lượt về.

2.330.000đ

2

- Hồ sơ, thủ tục nhập học

50.000 đ

3

- Khấu hao trang bị nhà ăn, nhà bếp

60.000 đ

4

- Khấu hao trang bị phòng ở

100.000 đ

5

- Tham quan nghỉ mát

900.000 đ

6

- Tổng kết, kết thúc khoá học

50.000đ

7

- Tặng phẩm (tài liệu hoặc giáo trình)

250.000đ

8

- Khấu hao mua sắm tivi màu, tủ lạnh và máy tính

480.000đ

9

- Hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm tài sản cố định khác

4.500.000đ

Từ nội dung 2 đến 8 sẽ được phân bổ và xét cấp vào mỗi quý = 158.000 đồng/ng/tháng

Tổng hợp định mức chi khoản 3.2 là: 730.000 đồng/người/tháng.

PHỤ LỤC SỐ 3

KÈM THEO THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 68 LB/TC-KH, NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 1996 TỔNG HỢP SUẤT ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HỌC SINH LÀO VÀ HỌC SINH CAMPUCHIA

Đơn vị: đồng Việt Nam/người/tháng

 

Trung học

Đại học

Sau ĐH, Cbộ Ccấp

Ngắn hạn

Học bổng

680.000

750.000

820.000

820.000

Trang cấp ban đầu

17.000

17.000

17.000

17.000

Chi thường xuyên

340.000

380.000

420.000

420.000

Chi trong năm

25.000

25.000

25.000

25.000

Chi 1 lần cho cả khoá

560.000

560.000

560.000

730.000

(trong đó hỗ trợ XD)

(375.000)

(375.000)

(375.000

(375.000)

Cộng

1.622.000

1.732.000

1.842.000

2.022.000

Được tăng 10% chi hành chính thường xuyên

1.656.000

1.770.000

1.884.000

2.064.000

Được hưởng chênh lệch quân trang

1.647.000

1.757.000

1.867.000

2.047.000