- 1Quyết định 202-HĐBT năm 1988 về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất, kinh doanh khu vực quốc doanh và công tư hợp doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 203-HĐBT năm 1988 về tiền lương công nhân, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 111-HĐBT năm 1991 về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 76-HĐBT năm 1992 về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh sắp xếp tổ chức biên chế hành chính sự nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Thông tư liên bộ 02-TT/LB năm 1992 sửa đổi chính sách sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính sự nghiệp do Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ - Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26-LB/TT | Hà Nội , ngày 31 tháng 12 năm 1992 |
Thi hành quyết định số 117/TTg ngày 27 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp tiền học trong tiền lương, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dấn thực hiện như sau:
1. Công nhân viên chức làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, và trong các doanh nghiệp Nhà nước (kể cả lao động hợp đồng; công nhân viên chức đi học hưởng lương; cán bộ xã phường hưởng lương).
2. Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng.
II - MỨC TRỢ CẤP, CÁCH TÍNH VÀ NGUỒN CHI TRẢ:
1. Mức trợ cấp:
- Các đối tượng quy định tại mục I nêu trên, hàng tháng được trợ cấp bằng 15% lương cấp bậc, chức vụ (kể cả ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trả thay lương), lương hưu, trợ cấp đã tính lại theo quyết định số 202-HĐBT và 203-HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Cách tính trợ cấp:
Tiền trợ cấp | = | Tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương hưu trợ cấp đã tính lại theo QĐ 202 -HĐBT và 203-HĐBT | x | 0,15 |
Đối với công nhân viên chức hành chính sự nghiệp giải quyết chế độ theo quyết định số 111-HĐBT ngày 12-4-1991, và quyết định số 76-HĐBT ngày 9-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng, từ ngày 1-11-1992 trở đi, các bộ, ngành, địa phương khi tính toán trợ cấp cho người thôi việc được tính thêm khoản trợ cấp 15% này cùng các chế độ khác đã hướng dẫn tại Thông tư số 04-TT/LB ngày 24-5-1991 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính, và Thông tư số 02-TT/LB ngày 6-4-1992 của Liên Bộ Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ - Tài chính - Lao động - Thương binh và xã hội (kể cả công nhân viên chức đã có quyết định thôi việc trước ngày 1-11-1992, nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc).
Những người nghỉ hưu trước tháng 9-1985 có mức lương hưu dưới 25.000đ/tháng được lấy mức 25.000đ làm cơ sở tính trợ cấp này.
3. Nguồn chi trả trợ cấp:
- Khoản trợ cấp cho công nhân viên chức hành chính sự nghiệp do Ngân sách cấp theo phân cấp quản lý Ngân sách hiện hành.
- Khoản trợ cấp cho công nhân viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước, được tính vào đơn giá tiền lương trước mắt trong khi Nhà nước chưa công bố hệ số trượt giá mới dùng tính đơn giá tiền lương thì khoản trợ cấp này tính theo lao động có mặt thực tế để hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông; Đối với công nhân viên chức thôi việc theo Quyết định 176-HĐBT từ sau ngày 1-11-1992, khoản trợ cấp này được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
Đối với công nhân viên chức tại chức khi nghỉ ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội do quỹ bảo hiểm xã hội chưa được trích trên khoản trợ cấp này nên đơn vị vẫn dự toán và chi trả.
Trợ cấp lần đầu và trợ cấp một lần đối với công nhân viên chức khi nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, nguồn chi trả theo quy định hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-11-1992.
2. Đối với người nghỉ hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động trong tháng 11-1992, khoản trợ cấp lần đầu (trước khi nghỉ) tính theo mức lương tháng 10-1992 thì không có trợ cấp 15% nêu trên.
3. Công nhân viên chức và quân nhân chết trước ngày 1-11-1992, nhưng từ ngày 1-11-1992 mới giải quyết chế độ hoặc thân nhân chưa nhận hết tiền, thì khoản trợ cấp một lần cũng được tính thêm khoản trợ cấp 15% theo quy định trên.
4. Đối với trường hợp thay đổi nơi làm việc, nếu ngày ký giấy chuyển đi trước ngày 1-11-1992 thì đơn vị mới tiếp nhận chi trả khoản trợ cấp 15% này kể từ ngày 1-11-1992.
5. Khoản trợ cấp thêm 15% này không được cộng vào lương cấp bậc, chức vụ và lương hưu, trợ cấp để tính các khoản phụ cấp hoặc trợ cấp khác.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương phản ánh về Liên Bộ nghiên cứu giải quyết.
Hồ Tế (Đã ký) | Trần Đình Hoan (Đã ký) |
- 1Quyết định 202-HĐBT năm 1988 về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất, kinh doanh khu vực quốc doanh và công tư hợp doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 203-HĐBT năm 1988 về tiền lương công nhân, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 111-HĐBT năm 1991 về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 76-HĐBT năm 1992 về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh sắp xếp tổ chức biên chế hành chính sự nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 117-TTg năm 1992 về trợ cấp tiền học trong tiền lương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên bộ 02-TT/LB năm 1992 sửa đổi chính sách sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính sự nghiệp do Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ - Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên bộ 26-LB/TT năm 1992 hướng dẫn trợ cấp tiền học trong tiền lương do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 26-LB/TT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 31/12/1992
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
- Người ký: Hồ Tế, Trần Đình Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/1992
- Ngày hết hiệu lực: 20/05/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực