Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ TƯ PHÁP-TỔNG CỤC THỐNG KÊ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-TT/LB | Hà Nội , ngày 25 tháng 10 năm 1996 |
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - TƯ PHÁP - TỔNG CỤC THỐNG KÊ SỐ 16-TT/LB NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 657-TTG NGÀY 13/9/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để thực hiện Chỉ thị số 657-TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, liên bộ Thương mại - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư - Tư pháp - Tổng cục Thống kê hướng dẫn việc kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh trên cả nước, như sau:
Chỉ thị số 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm mục đích lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện để khu vực kinh tế này ngày càng phát triển đúng hướng, góp phần mở rộng sản xuất và giao lưu hàng hoá.
Để thực hiện mục đích nói trên việc kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh lần này phải đạt được yêu cầu cụ thể sau đây:
1. Nắm đầy đủ thực trạng và phân loại chính xác số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh hiện có trên từng địa bàn, trong từng loại hình kinh doanh và trong từng ngành nghề kinh doanh; xác định rõ quy mô kinh doanh và địa chỉ của từng cơ sở kinh doanh, số lượng các cơ sở đã đăng ký và chưa đăng ký kinh doanh, số lượng cơ sở đã nộp thuế và chưa nộp thuế.
2. Trên cơ sở kê khai, thống kê, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành việc đăng ký và đăng ký lại kinh doanh; gắn việc đăng ký và đăng ký lại kinh doanh với việc quản lý thu thuế; từng bước đưa việc quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh vào nề nếp; chấm dứt tình trạng kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký, có đăng ký mà không hoạt động kinh doanh, không đảm bảo các điều kiện hành nghề kinh doanh, có kinh doanh có đăng ký nhưng không nộp thuế hoặc nộp thuế không đúng, không đủ.
3. Tiến hành kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thấy rõ lợi ích của công tác này, nắm được và tự giác chấp hành, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường hợp pháp của cơ sở kinh doanh, đến lưu thông hàng hoá và tạo ra những đột biến xấu trên thị trường.
4. Cùng với việc làm tốt công tác kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh, tiến hành việc nghiên cứu để trình Chính phủ sửa đổi bổ sung các chế độ chính sách, cơ chế quản lý đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trước hết là chế độ đăng ký kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vừa đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước, vừa thuận tiện cho người kinh doanh.
1. Đối tượng phạm vi kê khai, thống kê
a. Đối tượng kê khai, thống kê lần này bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh) hiện đang hoạt động kinh doanh trên thị trường, không phân biệt loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thức kinh doanh, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký kinh doanh hoặc được miễn xin phép kinh doanh, kể cả các đơn vị trực thuộc của các cơ sở kinh doanh nói trên.
b. Đối tượng không thuộc phạm vi kê khai, thống kê lần này là: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, HTX Nông nghiệp và tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, cá nhân hành nghề tự do không thường xuyên không có địa điểm cố định như: xích lô, xe ôm, xe ba gác, xây dựng tự do, sửa chữa đồ dùng trong nhà, buôn bán lưu động của nông dân lúc nhàn rỗi.
a. Thời điểm kê khai là ngày 31/12/1996. Từ ngày 1/1/1997, tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc diện kê khai, thống kê (nói ở điểm 1.a mục II Thông tư này) đến trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cấp tương đương (sau đây gọi tắt là xã) nơi đóng trụ sở hoặc nơi đang kinh doanh để nhận bản khai và tiến hành kê khai ba bản theo mẫu in sẵn (các mẫu 1A, 1B, 1C và 1D-KK/97 kèm theo) rồi nộp cho Uỷ ban nhân dân xã nơi kê khai. ở các chợ, trung tâm thương mại có nhiều người kinh doanh, có Ban quản lý chợ thì có thể tổ chức kê khai riêng theo địa bàn chợ, trung tâm thương mại và nộp bản khai cho Ban quản lý chợ để chuyển đến Uỷ ban nhân dân xã sở tại. Đến ngày 15/1/1997 (đối với cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ kinh tế gia đình) và ngày 31/1/1997 (đối với các doanh nghiệp, HTX và tổ hợp tác) phải thực hiện xong việc kê khai như trên.
Các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai đúng thời hạn quy định, kê khai đầy đủ các nội dung ghi trong bản khai, đúng với thực tế kinh doanh và chịu trách nhiệm về sự kê khai của mình.
b. Sau khi cơ sở kinh doanh đã kê khai xong, Tổ công tác kê khai ở xã có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận bản khai về những nội dung cơ sở kinh doanh đã kê khai. Nếu qua thẩm tra phát hiện cơ sở kinh doanh kê khai không đúng, không đầy đủ với thực tế kinh doanh thì Tổ công tác kê khai ở xã yêu cầu cơ sở kinh doanh phải kê khai lại, rồi mới xác nhận bản khai.
c. Các bản kê khai đã có xác nhận của Tổ công tác kê khai ở xã được phân loại theo từng loại hình kinh doanh rồi chuyển một bản lên Uỷ ban nhân dân huyện, quận hoặc cấp tương đương (sau đây gọi tắt là huyện) để phân loại, tổng hợp, thống kê; một bản nộp lên Chi cục thuế huyện; một bản trả lại cơ sở kinh doanh để làm thủ tục đăng ký và đăng ký lại kinh doanh.
d. Khi tổ chức thực hiện kê khai, cần chú ý làm tốt công tác tuyên truyền và có sự hướng dẫn cụ thể để cơ sở kinh doanh tự giác chấp hành việc kê khai đúng thời hạn, kê khai đúng và đầy đủ thực tế hoạt động kinh doanh. Những cơ sở kinh doanh có sai phạm: không đảng ký kinh doanh, kinh doanh sai với nội dung đăng ký, không đảm bảo điều kiện hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, chưa đăng ký nộp thuế nhưng tự giác chấp hành kê khai thì không áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính khi kê khai. Những cơ sở kinh doanh nào cố tình trốn tránh việc kê khai, kê khai không đúng với thực tế kinh doanh hoặc gây khó khăn, cản trở việc kê khai thì Tổ công tác kê khai ở xã lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo pháp luật.
3. Phân loại, tổng hợp, thống kê
a. Trên cơ sở bản kê khai của các cơ sở kinh doanh do Uỷ ban nhân dân xã nộp lên, từng huyện tiến hành việc phân loại, tổng hợp, thống kê và báo cáo lên cấp tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là tỉnh) theo các biểu tổng hợp báo cáo kèm theo. Khi phân loại, tổng hợp, thống kê cần xác định chính xác các số liệu theo các chỉ tiêu phân loại sau đây:
- Theo từng ngành nghề sản xuất kinh doanh (Phụ lục số 1).
- Theo từng loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Hợp tác xã, tổ hợp tác; cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định số 66-HĐBT; Hộ kinh tế gia đình theo Nghị định số 29-HĐBT.
- Theo tình hình đăng ký kinh doanh: có đăng ký kinh doanh; không đăng ký kinh doanh; có đăng ký nhưng không hoạt động kinh doanh; kinh doanh không đúng nội dung đăng ký; được miễn đăng ký kinh doanh theo các Nghị định số 66-HĐBT và số 29-HĐBT.
- Theo tình hình nộp thuế: đã đăng ký nộp thuế; chưa đăng ký nộp thuế; số thuế đã nộp và số thuế còn nợ; số cơ sở được miễn thuế.
- Tình hình chấp hành điều kiện hành nghề kinh doanh: có và không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh đối với các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Tổng số vốn kinh doanh; doanh thu thực tế; số lao động sử dụng.
III. ĐĂNG KÝ VÀ ĐĂNG KÝ LẠI KINH DOANH
1. Đối tượng phạm vi đăng ký và đăng ký lại kinh doanh.
Tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc diện kê khai, thống kê nói ở điểm 1a mục II, thông tư này đều phải thực hiện việc đăng ký và đăng ký lại kinh doanh.
Đối với HTX thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo Nghị định riêng của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật HTX.
2.Tổ chức đăng ký và đăng ký lại kinh doanh.
a. Trên cơ sở kết quả kê khai, thống kê, phân loại nói trên các địa phương tiến hành việc đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, kinh doanh đúng nội dung đăng ký, không có sự thay đổi nội dung kinh doanh thì cơ sở kinh doanh mang Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) hoặc Giấy phép kinh doanh (GPKD) được cấp cùng với bản khai có xác nhận của Tổ công tác ở xã đến cơ quan đã cấp GCNĐKKD hoặc GPKD để các cơ quan này ký đóng dấu kiểm tra vào GCNĐKKD (đối với doanh nghiệp) hoặc GPKD (đối với cá nhân, nhóm kinh doanh). Cơ sở kinh doanh không phải nộp lệ phí cho việc ký đóng dấu kiểm tra như trên.
Đối với cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, nhưng kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải làm thủ tục khai báo, xin phép theo quy định hiện hành để được sửa đổi bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc Giấy phép kinh doanh (đối với cá nhân, nhóm kinh doanh).
Đối với cơ sở kinh doanh chưa đăng ký kinh doanh thì phải đình chỉ hoạt động kinh doanh. Cơ sở kinh doanh phải làm thủ tục xin phép kinh doanh theo quy định hiện hành để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc Giấy phép kinh doanh (đối với cá nhân, nhóm kinh doanh).
Đối với các cơ sở kinh doanh trước đây được miễn xin phép kinh doanh theo quy định của các Nghị định số 66/HĐBT và số 29-HĐBT thì hướng dẫn cơ sở kinh doanh làm thủ tục xin phép kinh doanh theo quy định hiện hành để được cấp Giấy phép kinh doanh.
Đối với cơ sở kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh nhưng không hoạt động kinh doanh, tự ý ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh mà không khai báo, xin phép theo quy định của pháp luật thì cơ quan đã cấp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh.
Khi thực hiện đăng ký và đăng ký lại kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh thu lệ phí theo quy định hiện hành (trừ trường hợp ký đóng dấu kiểm tra).
b. Thời gian tổ chức thực hiện đăng ký và đăng ký lại kinh doanh được bắt đầu từ ngày 1/2/1997 đến ngày 30/6/1997. Trong thời hạn nói trên, tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nói ở điểm 1 mục III Thông tư này đều phải thực hiện đăng ký và đăng ký lại kinh doanh như hướng dẫn trên. Sau ngày 30/6/1997, cơ sở kinh doanh nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh từ trước đây, nhưng không thực hiện đăng ký lại kinh doanh theo quy định của Thông tư này thì Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh cũ không còn giá trị và phải thu hồi.
c. Khi thực hiện đăng ký và đăng ký lại kinh doanh, cơ quan thuế các cấp ở địa phương đồng thời tiến hành việc rà soát công tác quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh, chống trốn thuế và nợ đọng thuế. Cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh chỉ thực hiện việc ký đóng dấu kiểm tra, sửa đổi bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh đã kê khai, có xác nhận của Tổ công tác kê khai ở xã trong bản khai về việc chấp hành chính sách thuế. Đối với các cơ sở kinh doanh không thực hiện các quy định về việc đăng ký nộp thuế, về mở sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ, nộp thuế không đầy đủ, không đúng thời hạn, dây dưa nợ thuế phải bị đình chỉ kinh doanh. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm thông báo tình hình chấp hành pháp luật về thuế của cơ sở kinh doanh có vi phạm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh đã cấp.
d. Đến hết ngày 30/6/1997, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh tiến hành việc tổng hợp và báo cáo tình hình đăng ký và đăng ký lại kinh doanh lên cấp trên theo các biểu tổng hợp báo cáo kèm theo.
Sở Thương mại có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Cục Thống kê, Cục thuế và các Sở, Ban ngành có liên quan ở tỉnh để xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra quận, huyện tổ chức thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh trên địa bàn theo quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đóng dấu kiểm tra, sửa đổi bổ sung, cấp lại và cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền trên địa bàn tỉnh; tổng hợp cáo cáo tình thình cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lên cấp trên theo quy định và sao gửi bản kê khai của các doanh nghiệp về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Uỷ ban nhân dân huyện là đơn vị trực tiếp tổ chức việc kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân huyện thành lập một Tổ chuyên viên gồm các cán bộ các phòng: Tài chính - Thương nghiệp, Kế hoạch - Đầu tư, Thống kê, Công nghiệp, Chi cục thuế và đội quản lý thị trường. Tổ chuyên viên có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân huyện:
- Phổ biến chủ trương kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể của huyện để triển khai công tác kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh.
- Thu nhận, tiến hành phân loại, tổng hợp, thống kê và báo cáo tình hình kê khai, thống kê theo quy định.
- Tiếp nhận, thẩm tra xem xét hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân ký đóng dấu kiểm tra, cấp lại và cấp mới Giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của huyện; tổng hợp và báo cáo tình hình cấp Giấy phép kinh doanh trên địa bàn theo quy định.
Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kê khai đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Tuỳ theo số lượng các cơ sở kinh doanh hiện có trên từng địa bàn, mỗi xã thành lập một Tổ công tác kê khai, nếu địa bàn có nhiều cơ sở kinh doanh thì có thể thành lập từ 2 đến 3 tổ công tác kê khai. Các tổ công tác kê khai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định thành lập và do một Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phụ trách, có từ 5 đến 7 người gồm cán bộ thuế, cán bộ quản lý thị trường, Ban quản lý chợ, cán bộ phụ trách kinh tế ở xã và công an xã. Tổ công tác kê khai có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân xã:
- Lên danh sách các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thuộc diện phải kê khai, thống kê trên cơ sở danh sách điều tra hiện có của cơ quan thống kê và sổ bộ thuế của cơ quan thuế địa phương đang quản lý thu thuế.
- Phát bản kê khai và hướng dẫn cơ sở kinh doanh kê khai đúng và đầy đủ nội dung ghi trong bản khai.
- Thẩm tra và xác nhận bản khai về những nội dung cơ sở kinh doanh đã kê khai gồm: Tên cơ sở hoặc tên chủ hộ kinh doanh; địa chỉ nơi đóng trụ sở hoặc địa điểm kinh doanh; ngành nghề mặt hàng hiện đang kinh doanh; đã đăng ký hoặc chưa đăng ký kinh doanh; có giấy chứng nhận hành nghề hoặc không có giấy chứng nhận hành nghề (nếu cơ sở kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực có điều kiện theo quy định của pháp luật); đã đăng ký nộp thuế hoặc chưa đăng ký nộp thuế, số thuế đã nộp và chưa nộp.
- Phân loại các bản kê khai theo từng loại hình kinh doanh và nộp các bản khai lên huyện và chi cục thuế; lập danh sách các cơ sở kinh doanh hiện có trên địa bàn để quản lý theo dõi.
- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện việc đăng ký và đăng ký lại kinh doanh, đăng ký nộp thuế với cơ quan quản lý thu thuế.
Việc tổ chức kê khai ở xã được thực hiện theo từng xóm, ấp, thôn, đường phố, chợ có đối chiếu kiểm tra với danh sách đã lập để không bỏ sót các cơ sở kinh doanh thuộc diện phải kê khai, thống kê và đảm bảo việc kê khai được thuận lợi, nhanh chóng. Khi tổ chức kê khai ở chợ hoặc trung tâm thương mại, các Ban quản lý chợ hoặc Trung tâm thương mại có trách nhiệm phối hợp cùng với tổ kê khai để tiến hành kê khai.
Các Bộ Thương mại, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Tổng cục có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan ngành dọc ở địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này; đồng thời phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành có liên quan khác để tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác này đồng bộ, đúng tiến độ và có kết quả.
Bộ Thương mại có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai việc tập huấn cho các địa phương; in và cấp cho các địa phương các loại bản khai, tài liệu hướng dẫn dùng trong đợt kê khai thống kê theo Thông tư này; kiểm tra, đôn đốc các ngành và địa phương; tổng hợp và báo cáo tình hình kê khai thống kê, đăng ký và đăng ký lại trên cả nước lên Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với các doanh nghiệp theo thẩm quyền và hướng dẫn tại Thông tư này; tổng hợp tình hình đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với khu vực doanh nghiệp để Bộ thương mại báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo Cục thuế các tỉnh, thành phố thực hiện việc rà soát công tác quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh, việc thực hiện chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ của các cơ sở kinh doanh, phối hợp với cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở địa phương trong việc tổ chức đăng ký và đăng ký lại kinh doanh; chỉ đạo các Sở Tài chính cấp kinh phí phục vụ đợt kê khai thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh ở địa phương. Kinh phí bao gồm: chi phí in, phát hành các loại ấn chỉ kê khai thống kê, biểu mẫu tổng hợp báo cáo; chi phí tổ chức tập huấn, tuyên truyền; tiền bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kê khai, thống kê, tổng hợp báo cáo theo chế độ hiện hành; chi phí xăng dầu đi lại; chi phí sơ, tổng kết.
Riêng kinh phí in, phát hành ấn chỉ kê khai thống kê, các loại biểu mẫu tổng hợp báo cáo, kinh phí tập huấn, tuyên truyền, sơ tổng kết ở Trung ương Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho Bộ Thương mại.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo các sở Tư pháp rà soát các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn của địa phương trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cùng với các Bộ, ngành nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi bổ sung chế độ đăng ký kinh doanh cho thống nhất giữa các thành phần kinh tế và phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tổng cục Thống kê có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Cục Thống kê các tỉnh về nghiệp vụ kê khai thống kê, về việc tổng hợp và báo cáo tình hình kê khai thống kê ở địa phương, về việc cung cấp tài liệu điều tra hiện có trên từng địa bàn xã về các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh cho các Tổ công tác kê khai; tổng hợp và báo cáo kết quả kê khai thống kê các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh trên từng địa bàn và cả nước để Bộ Thương mại báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chế độ báo cáo tình hình kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh thực hiện như sau:
Uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp, báo cáo tình hình kê khai, thống kê đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, kết quả đăng ký và đăng ký lại đối với các cơ sở kinh doanh thuộc diện cấp Giấy phép kinh doanh trên địa bàn lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, sở Thương mại và các ngành có liên quan ở tỉnh trước ngày 31/7/1997.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổng hợp, báo cáo lên liên Bộ tình hình kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại kinh doanh trên địa bàn tỉnh trước ngày 31/8/1997, để liên Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/1997.
6. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì thì các địa phương kịp thời báo cáo cho liên Bộ biết để hướng dẫn bổ sung.
Lê Mạnh Hùng (Đã ký) | Vũ Mộng Giao (Đã ký) | Trương Đình Tuyển (Đã ký) |
Trần Xuân Giá (Đã ký) | Nguyễn Ngọc Hiến (Đã ký) |
HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN
(Dùng cho kê khai, tổng hợp, thống kê các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh từ 1/1/đến 30/6/1996)
Ngành kinh tế quốc dân | Mã số |
A | B |
1. Nông nghiệp và lâm nghiệp | A |
- Nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan | 01 |
- Lâm nghiệp và các dịch vụ có liên quan | 02 |
2. Thuỷ sản | B |
- Đánh bắt, ươm, nuôi trồng thuỷ sản và các dịch vụ có liên quan | 05 |
3. Công nghiệp khai thác mỏ | C |
- Khai thác than cứng, than non, than bùn | 10 |
- Khai thác dầu thô, khí tự nhiên về các hoạt động dịch vụ, phục vụ khai thác dầu khí (trừ điều tra thăm dò) | 11 |
- Khai thác quặng Uranium và quặng Thorium | 12 |
- Khai thác quặng kim loại | 13 |
- Khai thác đá và khai thác mỏ khác | 14 |
4. Công nghiệp chế biến | D |
- Sản xuất thực phẩm và đồ uống | 15 |
- Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào | 16 |
- Dệt | 17 |
- Sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú | 18 |
- Thuộc, sơ chế da, sản xuất va ly, túi sách | 19 |
- Chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa (trừ tủ, giường, bàn, ghế), sản xuất các sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện. | 20 |
- Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy | 21 |
- Xuất bản, in và sao bản ghi các loại | 22 |
- Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế và nhiên liệu hạt nhân | 23 |
- Sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất | 24 |
- Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic | 25 |
- Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác | 26 |
- Sản xuất kim loại | 27 |
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị) | 28 |
- Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu | 29 |
- Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính | 30 |
- Sản xuất máy móc thiết bị điện chưa được phân vào đâu. | 31 |
- Sản xuất radiô, tivi và các thiết bị truyền thông | 32 |
- Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại | 33 |
- Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc | 34 |
- Sản xuất phương tiện vận tải khác | 35 |
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản xuất các sản phẩm khác chưa được phân vào đâu | 36 |
- Tái chế | 37 |
5. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước | E |
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng | 40 |
- Khai thác, lọc và phân phối nước | 41 |
6. Xây dựng | F |
- Xây dựng | 45 |
7. Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình | G |
- Bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ và mô tô, xe máy; bán lẻ nhiên liệu động cơ | 50 |
- Bán buôn và bán đại lý | 51 |
- Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình | 52 |
8. Khách sạn và nhà hàng | H |
- Khách sạn và nhà hàng |
|
Khách sạn, điểm cắm trại và các dịch vụ khác cho nghỉ trong ngắn ngày | 5510 |
Nhà hàng, bar, và căng tin | 5520 |
9. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc | I |
- Vận tải đường bộ, đường ống | 60 |
- Vận tải đường thuỷ | 61 |
- Vận tải hàng không | 62 |
- Các hoạt động phù trợ cho vận tải, hoạt động của các tổ chức du lịch | 63 |
- Bưu chính viễn thông | 64 |
10. Tài chính, tín dụng | J |
- Trung tâm tài chính (trừ bảo hiểm và trợ cấp hưu trí) | 65 |
- Bảo hiểm và trợ cấp hưu trí (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc) | 66 |
- Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tài chính, tiền tệ | 67 |
11. Hoạt động khoa học và công nghệ | K |
- Hoạt động khoa học và công nghệ | 70 |
12. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn | L |
- Các hoạt động có liên quan đến bất động sản | 71 |
- Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển) cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình | 72 |
- Các hoạt động liên quan đến máy vi tính | 73 |
- Các hoạt động kinh doanh khác | 74 |
13. Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc (không thuộc diện kê khai) | M |
14. Giáo dục và đào tạo | N |
- Giáo dục và đào tạo | 80 |
- Mẫu giáo | 8011 |
- Tiểu học | 8012 |
- Giáo dục phổ thông trung học | 8021 |
- Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề | 8022 |
- Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học | 8030 |
- Bổ túc văn hoá và giáo dục khác | 8090 |
15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội | O |
- Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội | 85 |
- Hoạt động của các bệnh viện, bệnh xá | 8511 |
- Hoạt động của các trạm xá xã | 8512 |
- Hoạt động của các phòng khám chữa bệnh | 8513 |
- Hoạt động của các hệ thống vệ sinh, phòng dịch | 8514 |
- Các hoạt động y tế khác | 8519 |
- Hoạt động thú y | 8520 |
- Hoạt động cứu trợ xã hội tập trung | 8531 |
- Hoạt động cứu trợ xã hội không tập trung | 8532 |
16. Hoạt động văn hoá và thể thao | P |
- Hoạt động văn hoá và thể thao | 90 |
- Sản xuất và phát hành phim điện ảnh, phim video | 9011 |
- Chiếu phim điện ảnh và phim video | 9012 |
- Hoạt động phát thanh và truyền hình | 9013 |
- Hoạt động nghệ thuật sân khấu, âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật khác | 9014 |
- Các hoạt động nghệ thuật khác chưa được phân loại vào đâu | 9010 |
- Hoạt động thể thao | 9011 |
- Hoạt động giải trí khác chưa được phân vào đâu | 9049 |
17. Các hoạt động Đảng, Đoàn thể và hiệp hội | Q |
- (Không thuộc diện kê khai) |
|
18. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng | T |
- Hoạt động thu dọn vật thải, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng và các hoạt động tương tự | 92 |
- Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú | 9301 |
- Cắt tóc, làm đầu và mỹ viện | 9302 |
- Hoạt động phục vụ lễ tang | 9303 |
- Hoạt động dịch vụ khác chưa được phân vào đâu | 9309 |
TỈNH, THÀNH PHỐ....... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quận, huyện:.......... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1. Tên doanh nghiệp tư nhân (tên tiếng Việt, tên giao dịch quốc tế, tên viết tắt trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).......
.................................................................
.................................................................
...........................................................
Họ và tên chủ doanh nghiệp:.................năm sinh.............
Giấy chứng minh nhân dân số.........ngày........do:..............
Nơi thường trú:..................................................
2. Địa chỉ trụ sở giao dịch:.....................................
.................................................................
Điện thoại............Telex...............Fax....................
Xuất xứ doanh nghiệp (thành lập mới, chuyển đổi).................
.................................................................
3. Giấy phép thành lập số:...........ngày............do..........
4. Giấy chứng nhận ĐKKD số:...........ngày............do.........
5. Tổng số đơn vị kinh tế trực thuộc doanh nghiệp (Chi nhánh,
Văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất kinh doanh trong, ngoài tỉnh)
STT | Tên đơn vị KT.TT | Địa chỉ ĐT, Telex, Fax | Số GCNĐKKD (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Ngành nghề kinh doanh:
...............................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
c. Kinh doanh đúng GCNĐKKD ghi (1), không đúng GCNĐKKD
Có kinh doanh ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện
7. Giấy chứng nhận điều kiện hành nghề, giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (ghi rõ từng giấy):
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Có giấy ghi (1), không có giấy ghi (2), thiếu giấy ghi (3)...
8. Tổng số vốn kinh doanh (ngàn đồng):
a. Tổng số vốn ghi trong GCNĐKKD: b. Tổng số vốn thực tế đến 31/12/96:
Vốn cố định:............. Vốn cố định:.............
Vốn lưu động:............ Vốn lưu động:............
c. Vốn vay đến 31/12/1996:........................................
9. Tổng doanh thu cả năm 1996 (ngàn đồng):........................
10. Tình hình nộp thuế năm 1996 (ngàn đồng):......................
a.Tổng số đã nộp đến ngày 31/12/96 b.Tổng số chưa nộp đến ngày 31/12/96
Thuế doanh thu:............. Thuế doanh thu:.............
Thuế lợi tức:............... Thuế lợi tức:...............
Thuế XNK:................... Thuế XNK:...................
Thuế khác:................. Thuế khác:.................
c. Đã nộp đủ thuế ghi (1), nộp còn thiếu ghi (2), chưa nộp
11. Lãi, lỗ năm 1996 (ngàn đồng)
12. Tổng số lao động có đến 31/12/1996 (người)........
13. Thu nhập bình quân đầu người/tháng (ngàn đồng)...............
14. Họ và tên giám đốc:...................Tuổi...................
Trình độ chuyên môn..............................................
Tôi xin cam đoan bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
.....ngày....tháng...năm 1997 ...ngày....tháng...năm 1997
Xác nhận của tổ công tác Chủ doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
TỈNH, THÀNH PHỐ....... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Xã, phường...........
BẢN KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH, CÔNG TY CỔ PHẦN, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC
1. Tên cơ sở kinh doanh (tên tiếng Việt, tên giao dịch quốc tế, tên viết tắt trong GCNĐKKD)......................................
............................................................................................................................
Tổ hợp tác ghi (3)...........................................
2. Địa chỉ nơi đóng trụ sở chính:................................
............................................................................................................................
Điện thoại............Telex...............Fax...................
Xuất xứ doanh nghiệp (thành lập mới, chuyển đổi, sáp nhập, chia tách)
............................................................
.................................................................
Có giấy phép ghi (1), không có giấp phép ghi (2)...........
Có GCNĐKKD ghi (1), không có GCNĐKKD ghi (2)................
5. Tổng số đơn vị kinh tế trực thuộc doanh nghiệp (Chi nhánh,
Văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất kinh doanh trong, ngoài tỉnh và nước ngoài)
STT | Tên đơn vị KT.TT | Địa chỉ ĐT, Telex, Fax | Số GCNĐKKD (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Ngành nghề kinh doanh:
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
c. Kinh doanh đúng GCNĐKKD ghi (1), không đúng GCNĐKKD
Có kinh doanh ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện
7. Giấy chứng nhận điều kiện hành nghề, giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (ghi rõ từng giấy):
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Có giấy ghi (1), không có giấy ghi (2), thiếu giấy ghi (3)...
8. Tổng số vốn kinh doanh (ngàn đồng):
a. Tổng số vốn ghi trong GCNĐKKD: b. Tổng số vốn thực tế đến 31/12/96:
Vốn cố định:............. Vốn cố định:.............
Vốn lưu động:............ Vốn lưu động:............
c. Vốn vay đến 31/12/1996:........................................
9. Tổng doanh thu cả năm 1996 (ngàn đồng):........................
10. Tình hình nộp thuế năm 1996 (ngàn đồng):......................
a.Tổng số đã nộp đến ngày 31/12/96 b.Tổng số chưa nộp đến ngày 31/12/96
Thuế doanh thu:............. Thuế doanh thu:.............
Thuế lợi tức:............... Thuế lợi tức:...............
Thuế XNK:................... Thuế XNK:...................
Thuế khác:................. Thuế khác:.................
c. Đã nộp đủ thuế ghi (1), nộp còn thiếu ghi (2), chưa nộp
11. Lãi, lỗ năm 1996 (ngàn đồng)
12. Tổng số lao động có đến 31/12/1996 (người)........
13. Thu nhập bình quân đầu người/tháng (ngàn đồng)...............
14. Danh sách thành viên góp vốn hiện tại và số vốn góp (nếu có nhiều thành viên thì kê bảng riêng).
S | Họ tên tổ chức | Địa chỉ | Số vốn góp | Tỷ lệ % |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 Danh sách Hội đồng quản trị (nếu có), Ban giám đốc, ban chủ nhiệm Hợp tác xã.
S | Họ và tên | Năm sinh | Nơi thường trú | Trình độ chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16.. Đối với Công ty cổ phần.
- Số cổ phiếu:....................mệnh giá cổ phiếu:...........
- Số cổ phiếu có ghi tên:......................................
- Số cổ phiếu không ghi tên:....................................
- Trái phiếu:..................................................
Tôi xin cam đoan bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
....ngày...tháng...năm 1997 ...ngày ...tháng ...năm 1997
Xác nhận của tổ công tác Chủ doanh nghiệp
(hoặc người đại diện)
(Ký tên, đóng dấu)
TỈNH, THÀNH PHỐ....... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Xã, phường...........
BẢN KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ KINH TẾ TRỰC THUỘC DOANH NGHIỆP
1. Tên đơn vị kinh tế trực thuộc.................................
................................................................
................................................................
2. Địa chỉ nơi đóng trụ sở:......................................
................................................................
................................................................
Điện thoại............Telex...............Fax....................
3. Giấy phép đặt đơn vị kinh tế trực thuộc số:........ngày.......
Có giấy phép ghi (1), không có giấy phép ghi (2)...........
Có GCNĐKKD ghi (1), không có GCNĐKKD ghi (2)...............
5. Ngành nghề kinh doanh:
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
...............................................................
...............................................................
................................................................
c. Kinh doanh đúng GCNĐKKD ghi (1), không đúng GCNĐKKD
Có kinh doanh ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện
6. Giấy chứng nhận điều kiện hành nghề, giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (ghi rõ từng giấy):
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Tên giấy..............số...............ngày...........do........
Có giấy ghi (1), không có giấy ghi (2), thiếu giấy ghi (3)...
Trong tổng số:
- Thuế doanh thu:..................................................
- Thuế lợi tức:....................................................
- Thuế XNK:........................................................
- Thuế khác:.......................................................
Trong tổng số:
- Thuế doanh thu:..................................................
- Thuế lợi tức:....................................................
- Thuế XNK:........................................................
- Thuế khác:.......................................................
c. Đã nộp đủ thuế ghi (1), nộp còn thiếu ghi (2), chưa nộp thuế
10. Thu nhập bình quân đầu người/tháng (ngàn đồng)...............
11. Tên doanh nghiệp chủ:........................................
............................................................................................................................
Nơi đóng trụ sở:.................................................
............................................................................................................................
GCNĐKKD số:..........ngày.............do.........................
Tôi xin cam đoan bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
.....ngày....tháng...năm 1997 ...ngày....tháng...năm 1997
Xác nhận của tổ công tác Người kê khai
(Ký tên, đóng dấu)
TỈNH, THÀNH PHỐ....... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quận, huyện:.......... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ NHÓM KINH DOANH
(Theo các Nghị định số 66-HĐBT và số 29-HĐBT)
1. Họ và tên người (hoặc đại diện nhóm) kinh doanh:...........
..............................................................
...........................................................
2. Tên cửa hàng, bảng hiểu (nếu có):...........................
...............................................................
...............................................................
3. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.............................
...............................................................
4. Địa điểm kinh doanh: Số nhà:................................
Xã, phường:........................................
Quận, huyện........................................
Tỉnh, thành phố:...................................
Có GPKD ghi (1), không có GPKD ghi (2)..................
6. Ngành, nghề kinh doanh:
................................................................
................................................................
................................................................
Có GPKD nhưng không hoạt động kinh doanh ghi (3).........
ghi (4).................................................
7. Cơ sở kinh doanh trực thuộc (nếu có):
Theo giấy phép kinh doanh:..............................
Thực tế kinh doanh:.....................................
8. Giấy chứng nhận điều kiện hành nghề kinh doanh (ghi tên từng
giấy):
Tên giấy..............số...............ngày...........do......
Tên giấy..............số...............ngày...........do......
Có ghi (1), không có ghi (2), thiếu ghi (3)...............
Tổng số vốn khi xin phép kinh doanh:............
10. Tình hình nộp thuế:
Trong tổng số:
- Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt:..........................
- Thuế lợi tức:....................................................
- Thuế khác:.......................................................
ghi (3) .....................................................
13. Thu nhập bình quân đầu người/tháng (ngàn đồng)...............
Tôi xin cam đoan bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
.....ngày....tháng...năm 1997 . ..ngày....tháng...năm 1997
Xác nhận của tổ công tác Người kê khai
(Ký tên, đóng dấu)
CƠ QUAN BÁO CÁO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
............. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.................
BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUNG TÌNH HÌNH KÊ KHAI THỐNG KÊ CÁC CƠ SỞ KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
(Theo Chỉ thị số 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ)
Trên địa bàn:
Đến ngày:
| Phân theo các loại hình tổ chức kinh doanh |
| |||||
Các chỉ tiêu tổng hợp | ND tư nhân | Công ty TNHH | Công ty cổ phần | HTX tổ hợp tác | Cá nhân nhóm KD theo 66-HĐBT | Hộ kinh tế gia đình theo 29-HĐBT | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
I. Tổng số cơ sở kinh doanh hiện có |
|
|
|
|
|
|
|
1. Số cơ sở kinh doanh chính |
|
|
|
|
|
|
|
2. Số cơ sở kinh doanh trực thuộc |
|
|
|
|
|
|
|
II. Số cơ sở kinh doanh chính phân theo ngành cấp I (ngành kinh doanh chính) |
|
|
|
|
|
|
|
1. Công nghiệp khai thác mỏ |
|
|
|
|
|
|
|
2. Công nghiệp chế biến |
|
|
|
|
|
|
|
3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước |
|
|
|
|
|
|
|
4. Xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
5. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình. |
|
|
|
|
|
|
|
6. Khách sạn, nhà hàng |
|
|
|
|
|
|
|
7. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc |
|
|
|
|
|
|
|
8. Tài chính, tín dụng |
|
|
|
|
|
|
|
9. Hoạt động khoa học công nghệ |
|
|
|
|
|
|
|
10. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
11. Giáo dục và đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
12. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
13. Hoạt động văn hoá và thể thao |
|
|
|
|
|
|
|
14. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
III. Số cơ sở phân theo tình hình đăng ký kinh doanh. |
|
|
|
|
|
|
|
1. Số cơ sở kinh doanh có GCNĐKKD và GPKD |
|
|
|
|
|
|
|
- % so với tổng số (mục I) |
|
|
|
|
|
|
|
2. Số cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD |
|
|
|
|
|
|
|
- % so với tổng số (mục I) |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
Số cơ sở kinh doanh được miễn xin phép kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
|
Số cơ sở kinh doanh chưa ĐKKD và xin phép kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
|
3. Số cơ sở kinh doanh không đúng nội dung giấy chứng nhận ĐKKD, Giấy phép kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
|
4. Số cơ sở kinh doanh có giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD nhưng không hoạt động kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
|
- % so với tổng số (mục III.1) |
|
|
|
|
|
|
|
IV. Số cơ sở phân theo tình hình chấp hành điều kiện kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện |
|
|
|
|
|
|
|
1. Số cơ sở kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện |
|
|
|
|
|
|
|
2. Số cơ sở kinh doanh có chứng nhận, giấy phép hành nghề kinh doanh có điều kiện |
|
|
|
|
|
|
|
3. Số cơ sở kinh doanh thiếu chứng nhận,, giấy phép hành nghề kinh doanh có điều kiện |
|
|
|
|
|
|
|
V. Số cơ sở kinh doanh phân theo tình hình chấp hành chính sách thuế. |
|
|
|
|
|
|
|
1. Số cơ sở đã nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
|
- % so với tổng số (mục I) |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
Số cơ sở kinh doanh có giấy chứng nhận ĐKKD, GPKD. |
|
|
|
|
|
|
|
Số cơ sở kinh doanh chưa có giấy chứng nhận ĐKKD, GPKD |
|
|
|
|
|
|
|
2. Số cơ sở kinh doanh không nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
|
- % so với tổng số (mục I) |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
Số cơ sở kinh doanh được miễn nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
|
Số cơ sở kinh doanh chưa nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
|
3. Số cơ sở kinh doanh chưa nộp đủ thuế năm 1996 |
|
|
|
|
|
|
|
4. Tổng số thuế đã nộp năm 1996 (ngàn đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
5. Tổng số thuế còn nợ đến 31/12/1996 (ngàn đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
VI. Tổng số vốn kinh doanh (ngàn đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
1. Số vốn KD ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD, GPKD |
|
|
|
|
|
|
|
2. Số vốn kinh doanh có thực tế đến 31/12/1996 |
|
|
|
|
|
|
|
VII. Tổng doanh thu cả năm 1996 (ngàn đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
VIII. Tổng số lao động có đến 31/12/1996 (người) |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày...tháng...năm 199...
Người lập báo cáo Thủ trưởng cơ quan báo cáo
CƠ QUAN BÁO CÁO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
............... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.................
(Theo Chỉ thị số 657-TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ)
Trên địa bàn:
Đến ngày:
Các chỉ tiêu tổng hợp | Tổng số | Cá nhân và nhóm KD theo Nghị định 66-HĐBT | Hộ kinh tế gia đình theo Nghị định 29-HĐBT | Ghi chú |
1 | 2=3 4 | 3 | 4 | 5 |
I. Số cơ sở kinh doanh hiện có trên địa bàn (theo số liệu tổng hợp kê khai thống kê) |
|
|
|
|
II. Số cơ sở kinh doanh đã đăng ký và đăng ký lại kinh doanh. |
|
|
|
|
A. Số cơ sở kinh doanh đóng dấu xác nhận Giấy phép kinh doanh. |
|
|
|
|
1. Công nghiệp khai thác mỏ |
|
|
|
|
2. Công nghiệp chế biến |
|
|
|
|
3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. |
|
|
|
|
4. Xây dựng |
|
|
|
|
5. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình. |
|
|
|
|
6. Khách sạn, nhà hàng. |
|
|
|
|
7. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. |
|
|
|
|
8. Tài chính, tín dụng |
|
|
|
|
9. Hoạt động khoa học công nghệ |
|
|
|
|
10. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. |
|
|
|
|
11. Giáo dục và đào tạo |
|
|
|
|
12. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội. |
|
|
|
|
13. Hoạt động văn hoá thể thao. |
|
|
|
|
14. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. |
|
|
|
|
B. Số cơ sở kinh doanh cấp lại Giấy phép kinh doanh. (Ghi theo thứ tự 14 ngành kinh tế như mục II.A) |
|
|
|
|
C. Số cơ sở kinh doanh cấp mới Giấy phép kinh doanh. (Ghi theo thứ tự 14 ngành kinh tế như mục II.A) |
|
|
|
|
III. Số vốn kinh doanh sau khi đăng ký và đăng ký lại kinh doanh (ngàn đồng) |
|
|
|
|
IV. Số lao động tham gia kinh doanh sau khi đăng ký và đăng ký lại kinh doanh (người) |
|
|
|
|
V. Số cơ sở kinh doanh chưa đăng ký và đăng ký lại kinh doanh còn phải tiếp tục sau ngày 30/6/1997. |
|
|
|
|
- Tỷ lệ % so với tổng số cơ sở kinh doanh hiện có trên địa bàn theo kê khai thống kê (Mục I). |
|
|
|
|
Người lập báo cáo Ngày.....tháng....năm 199...
Thủ trưởng cơ quan báo cáo
CƠ QUAN BÁO CÁO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
............... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.................
(Theo Chỉ thị số 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ)
Trên địa bàn:
Đến ngày:
(Xem biểu dưới đây)
- 1Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Chỉ thị 657-TTg năm 1996 về tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn về việc chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 657/TTg
Thông tư liên bộ 16-TT/LB năm 1996 hướng dẫn Chỉ thị 657/TTg về tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh do Bộ Thương mại - Tài chính - Kế Hoạch đầu tư - Tổng cục thống kê - Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 16-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 25/10/1996
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thống kê
- Người ký: Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Hiến, Trần Xuân Giá, Trương Đình Tuyển, Vũ Mộng Giao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra