Hệ thống pháp luật

Mục 5 Chương 2 Thông tư 99/2017/TT-BQP hướng dẫn về công tác giám sát và đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Mục 5. CHỦ SỬ DỤNG, CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO CHUẨN BỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 23. Trách nhiệm của chủ sử dụng

1. Đối với công tác giám sát: Tổ chức theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án đầu tư. Xử lý theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành dự án. Trường hợp những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề vượt quá thẩm quyền thì đề xuất với người có thẩm quyền phương án xử lý.

2. Đối với công tác đánh giá: Thực hiện đánh giá tác động dự án đầu tư khi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng giao.

3. Nội dung giám sát, đánh giá

a) Nội dung giám sát thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP

b) Nội dung đánh giá thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Đầu tư công.

4. Chế độ báo cáo

a) Báo cáo năm: Tình hình khai thác, vận hành dự án đầu tư từ khi đưa vào khai thác vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động.

b) Báo cáo đánh giá tác động dự án đầu tư được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa dự án vào vận hành. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Đầu tư công.

Điều 24. Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư

1. Đối với công tác giám sát

a) Chủ trương đầu tư dự án: Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư tổ chức theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.

b) Đối với việc lập dự án: Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư tổ chức theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

2. Đối với công tác đánh giá

a) Chủ trương đầu tư dự án: Tổ chức đánh giá về việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; tình hình trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện và việc xử lý theo thẩm quyền; đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

b) Đối với việc lập dự án: Tổ chức đánh giá về việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; tình hình trình thẩm định, quyết định đầu tư dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện và việc xử lý theo thẩm quyền; đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

3. Nội dung giám sát

a) Chủ trương đầu tư dự án: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP.

b) Lập dự án: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP.

4. Chế độ báo cáo

a) Đối với chủ trương đầu tư dự án: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm); Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định chủ trương đầu tư dự án.

b) Đối với việc lập dự án: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm); Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định đầu tư dự án.

Thông tư 99/2017/TT-BQP hướng dẫn về công tác giám sát và đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

  • Số hiệu: 99/2017/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 27/04/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Đơn
  • Ngày công báo: 24/05/2017
  • Số công báo: Từ số 367 đến số 368
  • Ngày hiệu lực: 15/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH