Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2016/TT-BQP | Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 27/2016/NĐ-CP).
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ.
2. Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
3. Các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 3. Thanh toán bằng tiền đối với những ngày không thể giải quyết cho nghỉ phép quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đủ Điều kiện được nghỉ phép năm theo quy định nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi Điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán chế độ nghỉ phép như sau:
1. Mức tiền thanh toán cho một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định tại thời Điểm không nghỉ phép; số ngày được thanh toán cao nhất của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 10 ngày. Không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường và thời gian được tính là ngày đi đường.
2. Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đối với các trường hợp được thanh toán chế độ nghỉ phép tại đơn vị.
3. Không giải quyết chế độ thanh toán bằng tiền đối với các trường hợp đủ Điều kiện được nghỉ phép đặc biệt quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP.
Điều 4. Chế độ phụ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì từ tháng thứ 25 trở đi, hằng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Cách tính hưởng như sau:
Phụ cấp được hưởng từ tháng thứ 25 trở đi | = | Phụ cấp quân hàm hiện hưởng |
| Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ |
Trong đó:
Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ | = | Phụ cấp quân hàm hiện hưởng | x | 250% |
2. Chế độ phụ cấp thêm hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này, không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội và các trường hợp khác.
Điều 5. Hồ sơ, trình tự, trách nhiệm và nguyên tắc giải quyết chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ:
a) Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất (Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ cư trú.
b) Trường hợp nếu thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ có các loại giấy tờ như: Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mức độ thiệt hại vật chất khi bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc thân nhân ốm đau dài ngày từ một tháng trở lên; giấy ra viện của cơ sở y tế nơi thân nhân Điều trị; giấy báo tử của thân nhân hy sinh; giấy chứng tử của thân nhân từ trần hoặc mất tích hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi cho hạ sĩ quan, binh sĩ thì bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất kèm theo các loại giấy đó, không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã như quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Trình tự và trách nhiệm giải quyết chế độ:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ:
- Làm bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất;
- Nộp bản khai và các loại giấy tờ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương.
Trường hợp bản khai chưa có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chưa có các loại giấy tờ kèm theo thì nộp bản khai cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương để các cấp xét duyệt, giải quyết trợ cấp, sau đó hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn không quá 30 ngày (kể từ ngày được giải quyết trợ cấp) nộp cho cơ quan tài chính thanh quyết toán theo quy định; hết thời hạn trên nếu hạ sĩ quan, binh sĩ không hoàn thiện đủ hồ sơ thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận.
- Cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương: Tiếp nhận bản khai và các loại giấy tờ do hạ sĩ quan, binh sĩ nộp; tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên trực tiếp trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc; nhận và chi trả chế độ trợ cấp khó khăn cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Cấp trung đoàn hoặc tương đương: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị cấp dưới, hoàn thành việc xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, binh sĩ.
c) Cơ quan Chính trị (Chính sách) các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, quán triệt, hướng dẫn cho hạ sĩ quan, binh sĩ về chế độ, trình tự thực hiện; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện; hằng năm lập dự toán kinh phí bảo đảm chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất vào dự toán kinh phí của cơ quan, đơn vị, gửi Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính và Cục Chính sách); xác nhận, quản lý, thanh quyết toán theo quy định.
3. Nguyên tắc giải quyết chế độ khó khăn đột xuất: Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp không quá 02 lần/năm đối với mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ; khi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ một tháng trở lên hoặc Điều trị một lần tại bệnh viện theo quy định được trợ cấp không quá 02 lần trong một năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Ví dụ 1: Đồng chí Hạ sĩ Nguyễn Văn An, năm 2016 có con bị ốm phải Điều trị tại bệnh viện. Cụ thể như sau: Lần 1 từ ngày 02 đến ngày 12 tháng 8; lần 2 từ ngày 05 đến ngày 15 tháng 10; theo quy định, con đồng chí An được trợ cấp 02 lần, mỗi lần bằng 500.000 đồng.
Ví dụ 2: Cũng đối tượng nêu ở ví dụ 1, năm 2016 mẹ đồng chí An bị ốm phải Điều trị tại bệnh viện. Cụ thể như sau: Lần 1 từ ngày 02 đến ngày 10 tháng 9; lần 2 từ ngày 05 đến ngày 15 tháng 12; theo quy định, mẹ đồng chí An được trợ cấp 02 lần, mỗi lần bằng 500.000 đồng.
Ví dụ 3: Cũng đối tượng nêu ở ví dụ 1, năm 2016 gia đình đồng chí An có nhà ở bị sập do lũ quét. Theo quy định, gia đình đồng chí An được trợ cấp mức 3.000.000 đồng.
Điều 6. Hồ sơ, trình tự, trách nhiệm giải quyết và thời gian hưởng chế độ miễn học phí quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
Chế độ miễn, giảm học phí của con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Hồ sơ, trình tự, trách nhiệm và thời gian hưởng chế độ được thực hiện như sau:
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ:
a) Bản khai đề nghị hưởng chế độ miễn học phí (Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí (Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này).
2. Trình tự, trách nhiệm giải quyết chế độ:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ:
- Làm bản khai đề nghị hưởng chế độ miễn học phí;
- Nộp bản khai cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương;
- Nhận giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí và gửi về gia đình nộp cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập và ngoài công lập.
b) Cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương:
- Tiếp nhận bản khai do hạ sĩ quan, binh sĩ nộp;
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên trực tiếp giải quyết;
- Nhận giấy chứng nhận và giao cho hạ sĩ quan, binh sĩ.
3. Thời gian hưởng chế độ:
a) Thời gian hưởng chế độ miễn học phí đối với con của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính trong Khoảng thời gian từ ngày cấp giấy chứng nhận đến hết thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ.
b) Trường hợp trong thời gian tại ngũ, nếu phát sinh đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí thì hạ sĩ quan, binh sĩ lập bản khai bổ sung; thời gian hưởng chế độ tương ứng với thời gian tại ngũ còn lại của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Điều 7. Chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
1. Chế độ bảo hiểm xã hội:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH | = | Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) |
| Thời gian phục vụ tại ngũ |
| Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ) |
2. Trợ cấp xuất ngũ một lần:
a) Ngoài chế độ BHXH được hưởng theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội (đủ 12 tháng) được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Cụ thể:
Trợ cấp xuất ngũ một lần | = | Số năm phục vụ tại ngũ | x | 02 tháng tiền lương cơ sở |
Trường hợp có tháng lẻ tính như sau:
- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
- Từ trên 06 tháng đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
b) Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần theo quy định tại Điểm a Khoản này.
3. Trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ: Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ kéo dài theo quy định, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm như sau:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
b) Thời gian phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Ví dụ 4: Đồng chí Nguyễn Văn Anh, nhập ngũ tháng 5 năm 2014, xuất ngũ tháng 8 năm 2016. Trợ cấp xuất ngũ một lần của đồng chí Nguyễn Văn Anh được hưởng như sau:
- Tổng thời gian phục vụ tại ngũ là 02 năm 04 tháng (28 tháng).
- Số năm phục vụ tại ngũ (02 năm): 02 năm = 04 tháng tiền lương cơ sở.
- Số tháng lẻ phục vụ tại ngũ (04 tháng) = 01 tháng tiền lương cơ sở.
Cộng = 05 tháng tiền lương cơ sở.
- Trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ: 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
4. Trợ cấp tạo việc làm:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 khi xuất ngũ, được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng trợ cấp tạo việc làm theo quy định tại Điểm a Khoản này.
Kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư này do ngân sách Trung ương bảo đảm và bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng:
a) Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
b) Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, kiểm tra, giải quyết vướng mắc, phát sinh trong thực hiện các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí; kiểm tra, thanh quyết toán theo quy định.
d) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
2. Chế độ, chính sách quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
3. Thông tư số 213/2006/TT-BQP ngày 23 tháng 12 năm 2006 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 122/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; Thông tư số 75/2009/TT-BQP ngày 18 tháng 9 năm 2009 của Bộ Quốc phòng sửa đổi, Điều chỉnh một số chế độ phụ cấp, trợ cấp và định mức chi tiêu trong Quân đội; Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 11/2012/TT-BQP ngày 20 tháng 02 năm 2012 của Bộ Quốc phòng quy định về việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Thông tư liên tịch số 20/2012/TTLT-BQP-BTC ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định số 27/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
4. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để được xem xét, giải quyết./.
- 1Thông tư 213/2006/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 122/2006/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ do Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Nghị định 88/2011/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
- 3Thông tư liên tịch 20/2012/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn Nghị định 88/2011/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân
- 5Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Quyết định 3691/QĐ-BQP năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới về chứng thực chữ ký số chuyên dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- 7Công văn 2821/BHXH-CSYT năm 2017 về tham gia bảo hiểm y tế của thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng theo Nghị định 151/2016/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 279/2017/TT-BQP về quy định việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Thông tư 213/2006/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 122/2006/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ do Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 20/2012/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn Nghị định 88/2011/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 11/2012/TT-BQP Quy định việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư 13/2024/TT-BQP sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BQP năm 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 88/2011/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
- 3Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- 4Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
- 5Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân
- 6Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
- 8Quyết định 3691/QĐ-BQP năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới về chứng thực chữ ký số chuyên dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- 9Công văn 2821/BHXH-CSYT năm 2017 về tham gia bảo hiểm y tế của thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng theo Nghị định 151/2016/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 10Thông tư 279/2017/TT-BQP về quy định việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư 95/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 95/2016/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Lê Chiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 799 đến số 800
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra